Thuốc điều trị suy tim là thứ không thể thiếu với những người đang mắc bệnh lý này. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không được uống tuỳ tiện vì sẽ khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu các loại thuốc điều trị suy tim
1. Thông tin tổng quan về suy tim
1.1. Định nghĩa suy tim là gì?
Suy tim là tình trạng tim suy yếu, không còn đủ khả năng bơm máu để cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể. Suy tim là hội chứng bệnh lý biểu hiện ở nhiều bệnh tim mạch bao gồm:
– Tăng huyết áp
– Bệnh van tim
– Bệnh mạch vành
– Bệnh tim bẩm sinh
Hình ảnh so sánh sự khác biệt tim bình thường và suy tim
1.2. Phân loại cấp độ và các giai đoạn của suy tim
Bệnh được chia thành 4 cấp độ chính như sau:
– Suy tim cấp độ 1: chưa có triệu chứng cụ thể.
– Suy tim cấp độ 2: các hoạt động sinh hoạt hàng ngày vẫn thực hiện được. Nhưng khi gắng sức sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở.
– Suy tim cấp độ 3: khó khăn trong việc thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.
– Suy tim cấp độ 4: khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, đây là cấp độ bệnh nặng nhất.
Bệnh suy tim tiến triển qua 4 giai đoạn:
– Giai đoạn A: có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến suy tim nhưng chưa xuất hiện triệu chứng.
– Giai đoạn B: có bệnh tim nhưng không có dấu hiệu suy tim rõ ràng.
– Giai đoạn C: có bệnh tim và các triệu chứng suy tim bắt đầu xuất hiện.
– Giai đoạn D: suy tim tiến triển nặng, cần phương pháp điều trị đặc biệt.
Tìm hiểu thêm: Nhồi máu cơ tim và đột quỵ tai biến mạch máu não
Khó thở, tức ngực, tim đập nhanh là triệu chứng phổ biến của suy tim
2. Các triệu chứng của suy tim cần biết
2.1. Suy tim trái
Máu bị ứ đọng tại phổi gây ra một số triệu chứng điển hình bao gồm:
– Hồi hộp, mệt mỏi khi gắng sức: triệu chứng này không giảm hoàn toàn khi nghỉ ngơi và cảm giác mệt mỏi kéo dài cả ngày. Bệnh nhân suy tim trái thường mệt mỏi nhiều hơn về đêm.
– Ho khan về đêm: thường ho không có bọt và chất nhầy. Tuy nhiên nếu xuất hiện đờm và bọt máu thì cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức vì đây là dấu hiệu của phù phổi cấp.
– Mệt mỏi: nặng hơn khi người bệnh gắng sức, làm việc nặng.
– Nhịp tim nhanh: gây ra triệu chứng đánh trống ngực, nhịp tim rối loạn đe dọa đến tính mạng.
– Bệnh nhân có thể phù và nặng nề ở hai chi dưới.
2.2. Suy tim phải
Các triệu chứng của suy tim phải thường do sự ứ trệ tuần hoàn do khả năng hút máu về tim bị suy giảm gây nên các triệu chứng là:
– Phù chân và mắt cá chân
– Tăng cân nhanh
– Chán ăn, buồn nôn, chướng ách bụng
– Đánh trống ngực, tức ngực, nhịp tim đập nhanh bất thường
– Tĩnh mạch cổ sưng to
2.3. Suy tim toàn bộ
– Khó thở liên tục
– Phù nề toàn thân, thường đi kèm tràn dịch màng phổi, màng tim
– Gan to, tĩnh mạch cổ nổi lên rõ ràng
– Dày thất
– Tim to toàn bộ
3. Các biến chứng nguy hiểm của suy tim bạn cần biết
– Các vấn đề về van tim
Suy tim có thể gây ra các thay đổi về kích thước và chức năng của tim. Những thay đổi này có thể làm hỏng van tim và gây ra triệu chứng nhịp tim rối loạn.
– Gây rối loạn nhịp tim
Chứng rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim nhanh, chậm bất thường. Suy tim thường dẫn đến các rối loạn nhịp bao gồm:
Rung tâm nhĩ
Block nhánh trái
Nhịp tim nhanh thất, rung thất
– Tổn thương ở gan
Suy tim có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng từ đó làm tăng áp lực lên gan. Tình trạng này kéo dài khiến gan tổn thương nghiêm trọng, lâu dần gây xơ gan.
4. Các loại thuốc điều trị suy tim và lưu ý khi sử dụng
Khi xuất hiện triệu chứng, người bệnh cần tới chuyên khoa Tim mạch để được thăm khám, tư vấn phác đồ phù hợp với tình trạng bệnh. Hiện nay, các loại thuốc điều trị suy tim thường được sử dụng là:
4.1. Thuốc điều trị suy tim nhóm 1 – Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
Công dụng của loại thuốc này trong điều trị bệnh suy tim là:
– Làm ức chế men chuyển enzyme angiotensin.
– Ngăn chặn quá trình chuyển biến angiotensin I thành angiotensin II để aldosterone bài tiết giảm thấp.
– Cải thiện, duy trì các chức năng hoạt động của tim.
– Tăng cường khả năng sống của người bệnh.
– Các loại thuốc này thường có đuôi “-pril” trong tên gọi ví dụ: Captopril, Enalapril, Fosinopril, Lisinopril,…
>>>>>Xem thêm: Bệnh xơ vữa mạch vành: Nguyên nhân và cách điều trị
Điều trị bệnh suy tim bằng thuốc là phương pháp phổ biến, đem lại nhiều kết quả tích cực
4.2. Thuốc điều trị suy tim nhóm 2 – Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB)
Loại thuốc này được chỉ định cho bệnh nhân suy tim ở mức độ nhẹ đến trung bình. Nhất là nhóm người bị rối loạn chức năng tâm thất trái. Công dụng của nhóm thuốc này với người bệnh suy tim là:
– Giảm gánh nặng cho tim
– Tăng cường khả năng hoạt động và bảo vệ tâm thất trái
4.3. Nhóm 3 – Thuốc ức chế thụ thể angiotensin-neprilysin (ARNI)
Nhóm thuốc này đem đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân suy tim như:
– Giảm tối đa khả năng tử vong do suy tim cấp và mãn tính
– Làm giảm nhịp tim để duy trì khả năng hoạt động của tim
– Giảm nguy cơ nhập viện do suy tim cấp, nhồi máu cơ tim
4.4. Nhóm 4 – Thuốc đối kháng aldosterone
Thuốc là dạng kháng thể giúp ngăn chặn ảnh hưởng của hormone aldosterone làm giảm nguy cơ viêm nhiễm cơ tim, mạch máu. Chúng còn giúp ổn định màng tim và giảm triệu chứng nhịp tim rối loạn.
4.5. Nhóm 5 – Thuốc lợi tiểu
Các loại thuốc lợi tiểu cũng thuộc nhóm thuốc điều trị suy tim phổ biến. Thuốc tác dụng lên toàn bộ cơ thể giúp đào thải dịch và natri dư thừa ra ngoài thông qua đường tiểu, nhờ đó:
– Giảm bớt gánh nặng cho tim
– Giảm sự tích tụ các chất dịch trong phổi và các bộ phận khác
– Giảm khả năng sưng phù ở bàn chân, mắt cá chân
4.6. Nhóm 6 – Thuốc chẹn beta (Beta blocker)
Đây là nhóm thuốc nâng cao chức năng hoạt động và bảo vệ tâm thất trái.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc giảm cholesterol. Tất cả đều với mục đích hỗ trợ cải thiện chức năng tim và nâng cao tỷ lệ sống sót, giảm nguy cơ nhập viện cũng như tử vong.
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh suy tim
Khi sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây:
– Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dùng đúng loại thuốc theo đơn.
– Sử dụng thuốc đúng liều lượng. Nên uống thuốc cùng vào một thời điểm hàng ngày để phát huy tác dụng hiệu quả.
– Nên hỏi bác sĩ tác dụng phụ của thuốc để có hướng xử trí kịp thời.
– Bảo quản thuốc theo đúng quy định để phát huy được tác dụng điều trị.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh suy tim và thuốc điều trị bệnh. Đây là căn bệnh Tim mạch nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng do đó cần thăm khám và điều trị sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.