Khúc xạ là một tập hợp các tật rối loạn ở mắt, khiến mọi người khó có thể nhìn rõ được mọi vật ở trước mắt. Tật khúc xạ có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng hay độ tuổi nào, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt. Cùng tìm hiểu về các tật khúc xạ về mắt thường gặp và cách khắc ngay trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu các tật khúc xạ về mắt thường gặp
1. Nguyên nhân mắc tật khúc xạ
Ở trạng thái khỏe mạnh, mắt có khúc xạ bình thường cho phép ánh sáng đi qua nhãn cầu và hội tụ tại một vị trí chính xác trên võng mạc. Hình ảnh sắc nét sẽ được truyền về vỏ não để con người ý thức được về đồ vật, con người ở trước mắt. Khúc xạ là tình trạng hình ảnh không hội tụ đúng tại vị trí trên võng mạc, khiến mọi người không thể nhìn rõ đồ vật ở trước mắt. Khúc xạ là một trong những vẫn đề thị lực nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Hiện nay, các chuyên gia nhận định khúc xạ có thể hình thành ở mọi người do các nguyên nhân chính sau đây:
– Bẩm sinh: Nhiều trẻ từ lúc sinh ra đã có sự bất thường ở cấu trúc trục nhãn cầu, giác mạc… khiến việc hội tụ ánh sáng tạo võng mạc bị sai lệch và dẫn tới khúc xạ.
– Tổn thương: Các chấn thương hoặc sang chấn mắt, tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời cũng là một tác nhân có thể dẫn tới khúc xạ.
– Thói quen: Sinh hoạt và học tập kém khoa học khiến mắt phải điều tiết nhiều, lâu dẫn dẫn tới tình trạng bất thường ở giác mạc, khiến ánh sáng không được hội tụ tại võng mạc.
– Cường độ ánh sáng: Ánh sáng không đảm bảo cũng là một trong những yếu tố có thể khiến mọi người bị các tật khúc xạ khi phải tiếp xúc trong tgian dài.
– Ảnh hưởng của ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử và đồ công nghệ dẫn tới mắt thường xuyên mỏi mệt, điều tiết nhiều.
– Lão hóa do tuổi tác khiến các cơ quan trong mắt yếu dần và khó hồi phục.
Tật khúc xạ có thể hình thành bẩm sinh hoặc do thói quen sinh hoạt không khoa học của mọi người
2. Các tật khúc xạ về mắt
2.1. Cận thị
Cận thị là tật khúc xạ thường gặp ở mọi người, xảy ra khi ánh sáng hội tụ ngay trước võng mạc, thay vì tại võng mạc như mắt bình thường. Biểu hiện đặc trưng ở những người cận thị chính là khó nhìn vật ở xa, thường xuyên nheo mắt để nhìn đồ vật. Lực khúc xạ lớn hơn so với bình thường, mắt nhìn gần trong thời gian dài làm thủy tinh thể phồng và giác mạc cong lên và dẫn tới ánh sáng không được hội tụ đúng vị trí.
Cận thị là tình trạng ánh sáng hội tụ ở phía trước võng mạc khiến mọi người khó nhìn đồ vật ở xa
2.2. Viễn thị
Ánh sáng hội tụ tại vị trí sau võng mạc, thay vì đúng trên võng mạc như mắt bình thường là đặc trưng của tật khúc xạ viễn thị. Do đó, người mắc viễn thị thương khó nhìn được đồ vật ở gần ngay trước mắt mà chỉ nhìn được vật ở xa. Nhãn cầu ngắn hơn bình thường chính là nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng này và khá phổ biến ở trẻ nhỏ do mắt đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện.
2.3. Loạn thị
Loạn thị xảy ra khi các tia sáng hội tụ ở nhiều điểm, thay vị một điểm cụ thể trên võng mạc mắt. Điều này dẫn tới tình trạng thị lực kém do mắt nhìn mờ thường xuyên, hoa mắt, hình ảnh bị nhòe… Cấu trúc giác mạc bất thường làm giảm khả năng hội tụ ánh sáng nên mọi người thường sẽ phải điều tiết mắt để nhìn cho rõ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng không nhỏ tới thị lực của người bệnh, đặc biệt là khi độ loạn cao.
2.4. Lão thị
Lão thị xảy ra ở những người lớn tuổi là chủ yếu do tuổi già khiến cơ thể bắt đầu lão hóa, thủy tinh thể không điều tiết linh hoạt nên ánh sáng hội tụ không đúng tại võng mạc mắt. Đặc trưng thường thấy ở người mắc lão thị chính là nhìn mờ vật ở gần nên thường xuyên bị nhầm lẫn với viễn thị. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, người mắc các tật khúc xạ mắt khác có nguy cơ bị lão thị khi về già cao hơn so với người khỏe mạnh bình thường.
Tìm hiểu thêm: Tròng kính đổi màu chống ánh sáng xanh: “Vệ sĩ” cho đôi mắt
Tật lão thị khiến người cao tuổi gặp khó khăn trong việc nhìn đồ vật ở gần
3. Điều trị tật khúc xạ mắt
Tật khúc xạ được đánh giá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực ở bất kỳ ai. Chủ quan trong việc điều trị có thể khiến mắt nhìn mờ nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới các bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm khác. Do đó, mọi người cần đi khám ngay khi thấy mắt nhìn mờ, nhòe để được các bác sĩ tư vấn và điều trị bằng các phương pháp phù hợp.
– Đeo kính gọng: Cải thiện tình trạng khúc xạ tạm thời nhưng cần phải đeo thường xuyên để mắt không phải điều tiết quá nhiều dẫn tới độ khúc xạ nặng thêm.
– Đeo kính áp tròng: Đặc trưng như kính gọng, có thể cải thiện tầm nhìn của giúp tầm nhìn của mọi người một cách tạm thời và ưu việt ở chỗ không gây vướng víu, mất thẩm mỹ khuôn mặt.
– Đeo kính Ortho K: Định hình giác mạc được sử dụng vào ban đêm để mọi người có thể nhìn một cách dễ dàng vào ban ngày sau khi tháo kính. Tuy vậy, đây cũng chỉ là một trong những phương pháp mang tính tạm thời.
– Phẫu thuật khúc xạ: Thay đổi hình dạng của giác mạc để mắt có thể nhìn và tập trung tia sáng một cách tốt nhất. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể phẫu thuật khúc xạ mà cần có chỉ định của bác sĩ sau khi đã kiểm tra. Phương pháp này cũng được đánh giá là có chi phí khá cao và khả năng hồi phục thị lực tương đối dựa theo nhiều yếu tố.
>>>>>Xem thêm: Bệnh glôcôm kiêng ăn gì để mắt bớt đau và sáng rõ?
Các tật khúc xạ về mắt có thể điều trị khắc phục bằng việc đeo kính hoặc phẫu thuật
4. Phòng ngừa mắc tật khúc xạ
Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp nào có thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ mắc tật khúc xạ. Nhưng sống lành mạnh, đúng cách có thể giúp mọi người giảm thiểu nguy cơ mắc tật khúc xạ. Do đó, mọi người cần lưu ý tới các vấn đề sau khi chăm sóc mắt để phòng ngừa khúc xạ:
– Sử dụng kính bảo vệ khi ra ngoài đường hoặc khi làm việc trên các thiết bị điện tử.
– Để mắt nghỉ ngơi khoa học sau khoảng từ 30-45 phút làm việc có thể giúp làm giảm tình trạng nhức mỏi mắt.
– Đảm bảo ánh sáng tốt khi học và làm việc để mắt không phải điều tiết quá mức dẫn tới mắc tật khúc xạ.
– Bổ sung nhiều vitamin tốt cho mắt thông qua thực phẩm tươi, rau củ, trái cây lành mạnh…
– Khám mắt định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý, điều trị kịp thời giúp mắt có thể hồi phục tốt hơn.
Các tật khúc xạ về mắt cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe thị lực một cách tốt. Do đó, mọi người nên đi khám mắt thường xuyên hoặc khi phát hiện mắt nhìn mờ, khó nhìn đồ vật ở trước mắt để có thể được bác sĩ kiểm tra, đánh giá và đưa ra phương án xử trí phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.