Một số người trưởng thành có quan niệm rằng việc tiêm vacxin chỉ dành cho trẻ em. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các bệnh lây nhiễm không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà có thể gặp phải ở bất kỳ một đối tượng nào có đề kháng kém. Ngoài ra, một số loại vacxin cần tiêm nhắc lại khi trưởng thành hoặc tiêm định kỳ hàng năm. Vậy người lớn nên quan tâm tới các vacxin cần tiêm nào? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay nhé.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu các vacxin cần tiêm ngừa dành cho người trưởng thành
1. Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin cho người lớn
Hiện nay, có rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm luôn rình rập và tấn công cơ thể của chúng ta bất kỳ lúc nào và gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Theo số liệu của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 1.5 triệu người tử vong bởi bệnh truyền nhiễm có thể ngăn ngừa bằng vacxin. Trong đó có tới 80% ca nhiễm và tử vong xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là người lớn tuổi, có bệnh nền và hệ miễn dịch yếu.
Hệ thống miễn dịch của con người sẽ dần suy yếu theo tuổi tác. Chưa kể, khi lớn tuổi cơ thể sẽ bị lão hóa tự nhiên dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm cũng tăng theo. Nếu không được tiêm vắc xin phòng bệnh để giúp khởi động lại hệ miễn dịch, người lớn sẽ rất dễ nhiễm bệnh và khi đó sẽ có chiều hướng diễn tiến nghiêm trọng. Từ đó khiến cho việc điều trị khó khăn, để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.
Tiêm vacxin là phương pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, không chỉ bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn sức khỏe cho cả gia đình và cộng đồng. Mỗi cá nhân được chích ngừa sẽ góp phần tạo nên miễn dịch cộng đồng. Cùng với đó, giúp làm giảm gánh nặng bệnh tật và loại bỏ được những di chứng nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm.
Tiêm vacxin giảm gánh nặng bệnh tật và loại bỏ được những di chứng nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm
2. Các vacxin cần tiêm đối với người lớn
2.1. Vacxin cúm là một trong các vacxin cần tiêm định kỳ
Virus cúm biến đổi hàng năm nên cũng được gọi là cúm mùa. Bệnh lý này không chỉ gây tình trạng sốt đột ngột, ớn lạnh, ho khan, nhức đầu, đau họng và đau khớp… bệnh cúm còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản.
Do đó, đây là một trong số các vacxin cần được tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
2.2. Vacxin viêm gan B và viêm gan A
Viêm gan B do siêu virus HBV gây ra có tốc độ lây lan một cách nhanh chóng, có thể dẫn tới tình trạng viêm gan cấp hoặc mạn tính, xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Người trưởng thành nên thực hiện tiêm phòng vacxin viêm gan A, B khi cơ thể không có kháng thể hoặc lượng kháng thể giảm không đủ để bảo vệ sức khỏe.
Với vacxin viêm gan B cần tiêm đủ 3 liều, liều thứ 2 cách liều đầu tiên 1 tháng, liều thứ ba cách liều thứ nhất 6 tháng. Và bạn nên chủ động tiêm nhắc lại sau 5 năm.
Với vacxin viêm gan A cần tiêm đủ 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 6 – 12 tháng.
2.3. Vacxin ngừa HPV cho cả nam và nữ
Vacxin HPV giúp chống lại một số chủng virus gây ra các bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới và một số bệnh ung thư vòm họng ở nam giới. Hiện nay, vacxin HPV có tác dụng chống lại các mụn cóc sinh dục xuất hiện ở nam và nữ giới. Nếu thuộc đối tượng nguy cơ mắc viêm gan cao khi hay đi du lịch nước ngoài, chăm sóc cho người mắc viêm gan, mắc bệnh gan… thì bạn nên tiêm loại vắc xin này.
HPV là loại virus lây nhiễm qua đường tình dục nên cần tiêm vacxin cho người từ 9 – 26 tuổi và tiêm đủ 3 liều như sau:
– Liều 1: Lần tiêm đầu tiên.
– Liều 2: Tiêm cách liều thứ nhất từ 1 – 2 tháng.
– Liều 3: Tiêm cách liều thứ nhất 6 tháng.
Tìm hiểu thêm: Các loại vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ cần nắm
Vacxin HPV có tác dụng chống lại các mụn cóc sinh dục xuất hiện ở nam và nữ giới
2.4. Tiêm phòng thủy đậu và vacxin phòng zona cũng là một trong các vacxin cần tiêm sau tuổi 60
Đối với người từ 13 tuổi trở lên cần tiêm phòng đủ hai mũi vacxin phòng thủy đậu, hai mũi cách nhau từ 4 đến 8 tuần.
Loại virus đã gây bệnh thủy đậu cũng có thể tấn công và gây bệnh zona. Bệnh lý này gặp phổ biến ở đối tượng sau 60 tuổi. Chúng sẽ gây ra các nốt zona đau và phồng rộp. Thậm chí có thể làm hỏng thị lực và dẫn tới các cơn đau lâu dài (đau dây thần kinh). Nếu bạn có các nốt phồng rộp này thì cũng có nguy cơ lây bệnh cho những người xung quanh. Do đó, người ở độ tuổi sau 60 nên tiêm vacxin để phòng ngừa zona.
2.5. Vacxin phế cầu khuẩn
Vi khuẩn phế cầu gây ra 4 căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng: Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) và là nguyên nhân gây tử vong cao ở người cao tuổi, đặc biệt là người đang mắc các bệnh mạn tính như lao phổi, tim mạch, tiểu đường…
Vacxin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn được khuyến cáo tiêm cho đối tượng:
– Người mắc một trong các vấn đề sức khỏe: Bệnh tim, bệnh phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, tiểu đường, nghiện rượu, xơ gan…
– Người mắc bệnh làm giảm khả năng chống nhiễm trùng bao gồm ung thư hạch, bệnh bạch hầu, HIV/AIDS, suy thận…
– Đang điều trị làm giảm khả năng chống nhiễm trùng hoặc đang sử dụng một số loại thuốc ung thư hoặc steroid dài hạn.
Người trưởng thành chỉ cần tiêm 1 mũi để bảo vệ đề kháng khỏi vi khuẩn phế cầu trọn đời.
3. Các vacxin cần tiêm phòng khẩn cấp khi gặp yếu tố nguy cơ
Ngoài các vacxin cần tiêm được kể trên, bạn cũng nên tiêm ngừa các loại vắc xin sau trong trường hợp khẩn cấp:
Tiêm vacxin phòng dại
Nếu không may bị chó hay mèo cắn, cần theo dõi xem cơ thể có biểu hiện lạ giống bệnh dại hay không. Trường hợp bị chó, mèo dại cắn cần vệ sinh vết thương và tiêm phòng dại ngay.
Tiêm vacxin phòng uốn ván
Nếu bị vết thương hở như dẫm vào đinh gỉ, ngã gây trầy xước, bị thương… cần vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng và thực hiện tiêm phòng uốn ván trong thời gian sớm nhất.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng sau khi tiêm vacxin viêm gan AB
Các vacxin cần tiêm trong trường hợp khẩn cấp
Trên đây là các loại vacxin cần tiêm phòng ở người lớn để phòng ngừa bệnh, tạo hàng rào bảo vệ sức khỏe vững chắc. Tiêm vacxin cho người lớn là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp thêm, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.