Viêm thanh quản khiến sức khỏe của người bệnh giảm sút đáng kể, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, công việc… Do đó, người bệnh mắc viêm thanh quản nên thăm khám và điều trị kịp thời để nhanh chóng khỏi bệnh. Tìm hiểu ngay các nguyên tắc điều trị viêm thanh quản hiệu quả, dứt điểm ngay trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu cách điều trị viêm thanh quản
1. Về bệnh viêm thanh quản
Thanh quản là cơ quan nằm trên khí quản, có độ dài và rộng khoảng 3-5cm. Thanh quản đảm nhiệm vai trò thở, nuốt và nói của con người. Viêm thanh quản là tình trạng nhiễm trùng của thanh quản do hoạt động quá mức hoặc bị kích ứng, nhiễm trùng.
Thanh quản được tạo nên bởi các sụn gắn với nhau và gắn với các cấu trúc xung quanh bởi cơ hoặc mô sợi và đàn hồi. Thông thường, dây thanh đóng mở nhịp nhàng để tạo thành âm thanh thông qua sự chuyển động và rung động. Nhưng khi bị viêm, chức năng này của dây thanh sẽ bị ảnh hưởng và dẫn tới tình trạng đau họng, khàn tiếng ở người bệnh.
1.1. Dấu hiệu
Viêm thanh quản có thể xảy ra đột ngột hoặc là hậu quả của các bệnh lý đường hô hấp trên. Bệnh thường diễn tiến nặng trong khoảng 1 tuần đầu và người dùng có thể nhận biết thông qua tình trạng:
– Khàn tiếng
– Hụt hơi
– Mất tiếng
– Ho
– Hắng giọng
– Vướng họng
– Khó nuốt
– Đau, sưng họng
– Tiết nhiều nước bọt
– Hôi miệng…
Khàn tiếng, hụt hơi có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm thanh quản
Nếu thấy các dấu hiệu này, người bệnh cần chủ động đi khám để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh đúng phác đồ.
1.2. Nguyên nhân
Viêm thanh quản cấp tính thường hình thành do sự tấn công của các tác nhân có hại, bao gồm virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mắc viêm thanh quản do lạm dụng giọng nói, thường phổ biến ở người phải sử dụng giọng nói như MC, bác sĩ, giáo viên, tư vấn viên… Tình trạng này thường diễn ra khá nhanh và có thể điều trị hiệu quả khi phát hiện sớm.
Viêm thanh quản mạn tính thường hình thành do viêm thanh quản cấp tính kéo dài hoặc tái diễn nhiều lần mà không được xử trí kịp thời.
Ngoài ra, một số nguyên nhân sau cũng có thể gia tăng nguy cơ viêm thanh quản cho người bệnh như là:
– Trào ngược dạ dày
– Trào ngược thực quản
– Viêm xoang mạn tính
– Uống rượu bia
– Hút thuốc
– Không vệ sinh răng miệng
– Lạm dụng thuốc xịt họng…
1.3. Biến chứng
Viêm thanh quản cấp tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể tiến triển thành mạn tính, dẫn tới nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh như:
– Mất tiếng
– Cản trở hô hấp
– Viêm họng
– Viêm amidan
– Viêm xoang
– Viêm tai giữa
– Hẹp đường thở
– Viêm phế quản
– Viêm tiểu phế quản
– Viêm phổi…
Khàn tiếng, hụt hơi có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm thanh quản
Không chỉ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng mà tình mạng còn có thể bị đe dọa nên người bệnh cần chủ động đi khám và điều trị theo phác đồ phù hợp.
2. Điều trị viêm thanh quản
2.1. Điều trị viêm thanh quản bằng phương pháp nội khoa
Trường hợp viêm thanh quản cấp tính, bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người cần chủ động điều trị y khoa để ngăn ngừa bệnh tái diễn, tiến triển thành mạn tính. Mục tiêu của điều trị chỉnh là giải quyết nguyên nhân dẫn tới viêm thanh quản và bác sĩ thường chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:
– Thuốc kháng sinh, kháng viêm, Corticosteroid: Cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn, giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh.
– Thuốc điều trị, cải thiện triệu chứng bệnh như thuốc tiêu đờm, giảm ho… để người bệnh cảm thấy dễ chịu trong quá trình điều trị.
2.2. Vệ sinh đúng cách trong khi điều trị viêm thanh quản
Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách vệ sinh mũi họng đúng cách tại nhà. Điều này sẽ giúp mọi người có thể chủ động giữ vệ sinh vùng mũi họng, ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây bệnh và giúp nhanh chóng thuyên giảm bệnh lý hơn. Người bệnh nên chủ động vệ sinh, sử dụng thuốc, dung dịch làm sạch vùng họng theo hướng dẫn của bác sĩ hằng ngày.
Ngoài ra, mọi người cần lưu ý là không nên tự ý điều trị bằng thuốc trôi nổi trên thị trường hay các phương pháp, mẹo dân gian chưa được kiểm chứng bởi điều này có thể khiến bệnh nặng thêm hoặc xuất hiện biến chứng nguy hiểm khó lường.
Tìm hiểu thêm: Viêm họng liên cầu khuẩn và những thông tin cần biết
Điều trị viêm thanh quản bằng thuốc theo chỉ định và chăm sóc, vệ sinh mũi họng đúng cách
3. Ngừa bệnh viêm thanh quản
Để bảo vệ sức khỏe, mọi người nên xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa tác nhân có hại tấn công bản thân. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần chú ý tới các vấn đề sau để phòng ngừa viêm thanh quản:
– Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng việc súc miệng, đánh răng, vệ sinh mặt lưỡi… sạch sẽ theo hướng dẫn để duy trì sức khỏe hệ hô hấp.
– Hạn chế tiếp xúc người mắc bệnh đường hô hấp có khả năng lây truyền cao để giảm nguy cơ mắc bệnh khiến sức đề kháng giảm sút.
– Sử dụng khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp khi tới nơi đông người, nơi ô nhiễm, khói bụi…
– Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp, khi giao mùa,…
– Không nên sử dụng nước sinh hoạt kém đảm bảo để nấu ăn, vệ sinh… mà nên lựa chọn nguồn nước đảm bảo hoặc sử dụng máy lọc nước.
– Hạn chế tiếp xúc với những thứ tăng nguy cơ gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất, mỹ phẩm, thực phẩm tiền sử gây dị ứng hoặc các loại thuốc có nhiều tác dụng phụ.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng các nhóm chất cần thiết để cung cấp năng lượng và giúp cơ thể nâng cao đề kháng.
– Uống đủ nước và chủ động bổ sung vitamin cho cơ thể từ thực phẩm hoặc trái cây tươi xanh.
– Chỉ sử dụng những loại vitamin dạng uống, thực phẩm chức năng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Điều trị dứt điểm các bệnh lý đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, trào ngược thanh quản, thực quản…
– Tiêm phòng vắc xin và chủ động thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm những bệnh lý bất thường, giúp điều trị kịp thời, hiệu quả và an toàn hơn.
>>>>>Xem thêm: Khi nào thì cắt amidan? Phẫu thuật có phải là duy nhất?
Chủ động thăm khám và tiêm chủng để phòng ngừa mắc các bệnh lý tai mũi họng nguy hiểm
Như vậy, bài viết đã mang tới những thông tin hữu ích cho bạn trong việc tìm hiểu về phương pháp điều trị bệnh viêm thanh quản. Bạn nên chủ động đi khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ có chuyên môn để nhanh chóng khỏi bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.