Để phòng bệnh hô hấp, mỗi người cần lưu ý tới vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Làm sạch cổ họng là một trong những công việc cần thiết để phòng bệnh hiệu quả trong thời điểm giao mùa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách để làm sạch cổ họng phòng bệnh hô hấp trong mùa lạnh hiệu quả.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu cách làm sạch cổ họng phòng bệnh hô hấp
1. Mối liên hệ giữa vệ sinh cổ họng và bệnh hô hấp
Họng(cổ họng) là ống cơ chạy dọc từ sau mũi đến cổ với cấu trúc như sau: vòm họng, hầu họng và thanh quản. Cơ quan này là một phần trong hệ tiêu hóa và hô hấp với vai trò như “cửa kiểm tra” những nguy cơ xâm nhập từ các tác nhân có hại tới cơ thể, ngăn chặn nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hô hấp nói riêng và sức khỏe nói chung. Bởi nếu muốn xâm nhập vào cơ thể, những tác nhân có hại này cần xâm nhập và sinh sôi từ hầu họng sau đó mới di chuyển xuống phế quản và phổi.
Cổ họng có thể bị tổn thương nếu như bạn: tiếp xúc gần với người mắc bệnh, nhiễm virus, hít thở trong môi trường ô nhiễm kéo dài, sự thay đổi thất thường của thời tiết, uống nhiều nước đá, hát hoặc nói to trong thời gian dài… khiến virus dễ dàng tấn công hệ hô hấp gây bệnh.
Nói chuyện, hát, nói to trong thời gian dài dễ khiến họng bị tổn thương
Đa số những bệnh lý xâm nhập và phát triển từ vòm họng nhưng nhiều người chưa nhận thức được vai trò quan trọng của họng đối với sức khỏe. Điều này khiến cho nhiều người chủ quan không giữ gìn và bảo vệ dẫn tới mắc một số bệnh về hô hấp như: ho, viêm họng, cảm, viêm phổi, viêm phế quản, sốt…
Việc thường xuyên vệ sinh và sát khuẩn vòm họng chính là cách để bảo vệ sức khỏe trước các loại virus dẫn tới viêm hô hấp cấp. Đồng thời, việc vệ sinh sạch cổ họng cũng giúp loại bỏ và ngăn chặn những tác nhân có hại khi có ý đồ tấn công cơ thể.
2. Hướng dẫn cách để vệ sinh cổ họng và phòng bệnh hô hấp
2.1 Làm sạch cổ họng để phòng bệnh hô hấp bằng nước muối
Bên cạnh nước súc họng, một trong những cách để loại bỏ đờm ở cổ họng được sử dụng phổ biến hiện nay là dùng nước muối. Nước muối có thể kháng khuẩn và giảm viêm nhiễm đồng thời hạn chế tiết dịch nhầy trong họng và giảm lượng đờm ứ đọng trong cổ họng.
Có 2 loại nước muối vệ sinh họng thông dụng hiện nay gồm: nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha ở nhà. Tuy nhiên cần đảm bảo nồng độ dung dịch phù hợp, không quá đặc hay quá loãng để tránh làm tổn thương tế bào trong niêm mạc họng.
Nếu pha quá nhạt sẽ không đủ để sát khuẩn vòm họng. Theo chuyên gia, nồng độ nước muối phù hợp vào khoảng 0,9% và mỗi lần súc miệng khoảng 5ml.
2.2 Làm sạch cổ họng để phòng bệnh hô hấp bằng hỗn hợp chanh và mật ong
Chanh và mật ong là những nguyên liệu có tính kháng khuẩn và sát trùng tốt nên có thể dùng để làm dịu cổ họng, giảm triệu chứng buồn nôn và loại bỏ những tác nhân dẫn tới kích thích niêm mạc họng. Từ đó giảm đi nguy cơ mắc phải các bệnh về đường hô hấp.
Cách làm như sau: Bạn sử dụng khoảng 2 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh pha với 150ml nước ấm. Nước chanh có thể uống trực tiếp vào buổi sáng, tuy nhiên bạn cần lưu ý nuốt chậm để dung dịch có thể làm sạch cổ họng tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Vắc xin bạch hầu có mấy loại, tiêm rồi có bị nữa không
Hỗn hợp chanh và mật ong giúp vệ sinh cổ họng, làm sạch hệ hô hấp
2.3 Sử dụng các loại trà thảo dược làm sạch cổ họng
Trà thảo dược có thể làm dịu cổ họng và kháng khuẩn nên được dùng như một phương pháp làm sạch cổ họng hiệu quả. Trà được sử dụng đúng cách có thể loại bỏ những tác nhân dẫn tới kích ứng và ức chế những hoạt động của vi khuẩn dẫn tới viêm họng và các bệnh khác gây nguy hại cho sức khỏe.
Bạn có thể sử dụng các loại trà như trà gừng, trà xanh, trà hoa cúc… để làm sạch cổ họng. Đây đều là những loại trà tốt cho sức khỏe và có công dụng sát khuẩn tốt.
2.4 Sử dụng keo ong làm sạch cổ họng
Một trong cách sát khuẩn họng tiện lợi và phổ biến nhiều người sử dụng đó là keo ong. Cách này không chỉ đảm bảo yếu tố an toàn và lành tính mà còn có khả năng kháng khuẩn, chống virus, chống viêm loét hoặc chống nấm hiệu quả.
Thành phần hoạt chất Artepillin C có trong keo ong xanh Brazil có tác dụng rất tốt trong sát khuẩn họng. Bạn nên dùng xịt keo ong từ 3-5 lần mỗi ngày để vệ sinh cổ họng đồng thời tạo lớp màng ẩm để bảo vệ họng khỏi nguy cơ vi khuẩn hoặc virus xâm nhập.
Đối với những trường hợp ho, đau họng nặng, viêm sưng kéo dài thì bệnh nhân nên xịt keo ong khoảng 30 phút mỗi lần để giảm thiểu triệu chứng bệnh.
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để giảm bớt ho? Dị ứng, hen suyễn, trào ngược axit
Để có được phương pháp làm sạch cổ họng hiệu quả, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
2.5 Sử dụng nước làm sạch cổ họng
Uống nhiều nước mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe đồng thời từ đây giúp làm sạch cổ họng hiệu quả khi có đờm. Bởi nước có thể khiến chất nhầy bị loãng, tránh ứ động và thúc đẩy các dịch đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
Để tránh các bệnh về hô hấp, bạn nên uống nước lạnh nhiều, thay vào đó hãy uống nhiều nước ấm để phá vỡ liên kết chất nhầy và từ đó làm sạch cổ họng. Đồng thời, bạn cũng nên tăng cường bảo vệ cổ họng khi thời tiết thay đổi, đặc biệt khi trời trở lạnh để tránh những nguy cơ mắc bệnh hô hấp nguy hiểm.
Bệnh hô hấp là một trong số các bệnh lý phổ biến hiện nay nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Phòng và ngăn chặn sớm giúp người bệnh chủ động bảo vệ sức khỏe, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Hi vọng những cách làm sạch cổ họng phòng bệnh hô hấp trên đây có thể giúp bạn ngăn chặn những nguy cơ bệnh nguy hiểm và bảo vệ bản thân trước những nguy cơ. Đồng thời, để có thể có một hê hô hấp khỏe mạnh không bệnh tật, ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh hô hấp, bạn hãy đi thăm khám và điều trị ngay, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.