Các dấu hiệu ung thư phổi thường không xuất hiện cho đến khi bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng. Thậm chí, ngay cả khi ung thư phổi gây ra các triệu chứng thì nhiều người có thể nhầm lẫn chúng với một số bệnh lý khác. Do vậy, việc thực hiện các cách tầm soát ung thư phổi để giúp phát hiện bệnh sớm là vấn đề mọi người đang rất quan tâm.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu cách tầm soát ung thư phổi phổ biến hiện nay
1. Những điều nên biết về tầm soát ung thư phổi
Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ giới. Đây là một trong những lý do hàng đầu gây tử vong do ung thư. Nếu ung thư phổi được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì khả năng điều trị thành công là rất cao.
1.1. Tầm soát ung thư phổi có ý nghĩa như thế nào?
Tầm soát ung thư phổi mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư phổi và giảm nguy cơ tử vong do bệnh gây ra. Tại Việt Nam, đa phần người mắc ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn, từ đó dẫn tới gặp nhiều khó khăn trong điều trị bệnh. Vì vậy, tầm soát ung thư mang lại nhiều ý nghĩa với nhiều phương diện như:
– Người bệnh được tiếp cận với các phương pháp điều trị để tăng tiên lượng sống, ngăn ngừa được các triệu chứng ngay từ giai đoạn đầu và phòng ngừa bệnh tái phát.
– Giúp người bệnh có tâm lý thoải mái, tránh cho bệnh nhân quá lo lắng về sức khỏe mà làm giảm hiệu quả điều trị.
Tầm soát ung thư phổi đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư phổi và giảm nguy cơ tử vong do bệnh gây ra
1.2. Ưu điểm của tầm soát ung thư phổi
Ung thư phổi là một căn bệnh ung thư nguy hiểm, phổ biến đứng sau ung thư gan và có tỷ lệ tử vong rất cao. Tầm soát ung thư phổi là một trong những cách tốt nhất giúp phát hiện ung thư phổi kịp thời. Cụ thể, tầm soát ung thư phổi có một số ưu điểm sau:
– Giống với các loại ung thư khác, chẩn đoán bệnh càng sớm thì tiên lượng sống càng cao.
– Tầm soát ung thư phổi có thể phát hiện tế bào ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Nếu khối u được phát hiện khi chưa xâm lấn hoặc di căn sang các tế bào khác thì việc điều trị sẽ hiệu quả và ít tốn kém hơn.
– Tầm soát ung thư phổi còn giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư. Từ đó, người bệnh sẽ được theo dõi định kỳ từ 6 -12 tháng để can thiệp kịp thời trước khi các tổn thương phát hiện thành ác tính.
2. Cách tầm soát ung thư phổi phổ biến hiện nay
Có rất nhiều người mắc ung thư phổi gần như không xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn đầu để phát hiện bệnh sớm. Do đó, việc chẩn đoán ung thư cần dựa vào các phương pháp tầm soát ung thư phổi như: Xét nghiệm tìm dấu ấn chỉ điểm ung thư, chẩn đoán hình ảnh hoặc sinh thiết phổi.
2.1. Xét nghiệm chỉ điểm dấu ấn ung thư
Xét nghiệm máu giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và đánh giá xem tế bào ung thư đang phát triển như thế nào. Khi bác sĩ nghi ngờ mắc ung thư phổi, bạn có phải thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá một số chỉ số sau:
– CEA giúp phát hiện ung thư phổi sớm.
– NSE là một loại dấu ấn ung thư, đặc hiệu của ung thư phổi tế bào nhỏ và u nguyên bào thần kinh.
– CYFRA 21-1 là một xét nghiệm máu quan trọng góp phần phát hiện ung thư phổi tế bào không nhỏ.
– ProGRP rất hữu ích trong chẩn đoán phân biệt khối u phổi như ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Xét nghiệm máu là một trong các phương pháp cần có trong tầm soát bất kỳ loại ung thư nào
2.2. Chẩn đoán hình ảnh trong cách tầm soát ung thư phổi
Chẩn đoán hình ảnh là một trong những phương pháp có thể xác định chính xác các tổn thương ở phổi.
– Chụp X-quang phổi: Là một phương pháp đơn giản và dễ thực hiện. Phương pháp này có thể phát hiện được những đám mờ, hình ảnh tràn dịch màng phổi, xác định vị trí, kích thước và hình thái phổi bị tổn thương. Tuy nhiên, chụp X-quang còn có điểm hạn chế là không phân biệt được chính xác giữa ung thư phổi và các bệnh lý khác ở phổi.
– Chụp cắt lớp vi tính CT: Đối với phương pháp này giúp phát hiện được những thay đổi nhỏ nhất ở phổi. Kết quả hình ảnh của chụp CT có thể xác định chính xác vị trí khối u, kích thước và đánh giá được mức độ xâm lấn của các khối u.
– Siêu âm ổ bụng: Sau khi xác định được vị trí khối u, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm ổ bụng để xác định các tế bào ung thư đã di căn đến bụng hay chưa.
Tìm hiểu thêm: Bật mí chi phí khám vô sinh bao nhiêu tiền?
Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp xác định chính xác các tổn thương ở phổi.
2.3. Sinh thiết phổi trong cách tầm soát ung thư phổi
Nếu trong quá trình thăm khám có phát hiện khối u hoặc nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm bước sinh thiết để xác định khối u lành hay ác tính.
Sinh thiết phổi là việc lấy mẫu tế bào từ khối u để tiến hành kiểm tra. Mẫu tế bào lấy ra sẽ được nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh.
3. Những lưu ý bạn nên ghi nhớ khi thực hiện tầm soát ung thư phổi
Có một số thông tin bạn nên lưu ý trước khi thực hiện tầm soát ung thư phổi:
– Nên nhịn ăn trước khi thực hiện tầm soát ít nhất từ 6 – 8 tiếng.
– Chuẩn bị đầy đủ các thông tin về tiền sử bệnh và giấy tờ cá nhân cho bác sĩ.
– Tuân theo sự hướng dẫn của các bác sĩ trong quá trình thực hiện tầm soát ung thư phổi.
– Tìm hiểu rõ ràng về cơ sở tầm soát ung thư phổi bạn lựa chọn. Tham khảo từ các nguồn uy tín và có độ tin cậy để tránh rủi ro lựa chọn phải các địa chỉ cơ sở hoạt động không được cấp phép.
>>>>>Xem thêm: Tình trạng nhổ răng khôn xong có lỗ và những điều cần biết
Nên tìm hiểu cơ sở thăm khám kỹ càng để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất
Nếu đang băn khoăn trong việc lựa chọn được cơ sở thăm khám uy tín thì Hệ thống y tế Thu Cúc TCI chính là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Thu Cúc TCI đang là một trong những cơ sở thăm khám được nhiều người dân gửi gắm niềm tin và sức khỏe. Tại đây có đa dạng các gói khám với đầy đủ các danh mục khám thiết yếu, hệ thống trang thiết bị máy móc với công nghệ hiện đại, được đồng bộ và nâng cấp thường xuyên. Đội ngũ điều dưỡng được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản tại Thu Cúc TCI sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm tốt và thoải mái nhất.
Mong rằng qua những thông tin trên đã cho bạn cái nhìn cụ thể nhất về các phương pháp tầm soát ung thư phổi và lựa chọn được địa chỉ tầm soát phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.