Viêm loét dạ dày là bệnh lý có tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày, gây ra cho người bệnh những vấn đề như đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, đại tiện bất thường… Hơn thế nữa bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và triệt để. Và chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên là giải pháp nhiều bệnh nhân tìm đến.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược
1. Hiệu quả của điều trị viêm loét dạ dày bằng thảo dược
Điều trị viêm loét dạ dày bằng thảo dược là một lựa chọn của khá nhiều người bệnh hiện nay bên cạnh các phương pháp điều trị viêm, loét dạ dày hiện đại. Bằng việc sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên từ lá cây, cây thảo dược, các loại thực phẩm gia vị chế biến có ngay trong nhà bếp rất dễ tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày, giá thành rẻ, được truyền miệng trong dân gian qua nhiều thế hệ.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên nên an toàn, ít tác dụng phụ cho cơ thể, vì thế thích hợp cho việc sử dụng lâu dài để kiểm soát bệnh. Ngoài ra thành phần của các loại thảo dược cũng tốt cho sức khỏe, nâng cao sức đề kháng…
Tuy nhiên sử dụng thảo dược để chữa bệnh cũng tồn đọng những nhược điểm nhất định như là: Tác dụng chậm, mất nhiều thời gian chuẩn bị thực hiện, khó có thể chữa dứt điểm bệnh, và đặc biệt ít hiệu quả đối với tình trạng viêm loét ở mức độ nặng…
Thông thường sử dụng thảo dược chỉ phù hợp hỗ trợ điều trị cho những trường hợp nhẹ, mới xuất hiện viêm loét. Với những trường hợp vết loét đã trở nên nặng ảnh hưởng đến hệ tiêt hóa, thảo dược thiên nhiên sẽ không thể áp dụng. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào cơ địa, khả năng hấp thụ thuốc của mỗi người bệnh là khác nhau nên hiệu quả điều trị cũng sẽ khác khau. Ở một số bệnh nhân cũng đã trải qua thời gian dài kiên trì sử dụng nhưng bệnh và triệu chứng vẫn không cải thiện.
Vậy nên dù bệnh ở giai đoạn nào người bệnh cũng nên thăm khám để xác định chính xác tình trạng bệnh, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thảo dược thiên nhiên, nên tuân thủ điều trị y khoa để nhanh chóng xử lý triệt để ổ viêm loét tránh bệnh kéo dài dai dẳng gây nhiều hệ lụy. Việc sử dụng thảo dược để chữa viêm loét dạ dày tá tràng chỉ nên áp dụng để hỗ trợ quá trình điều trị y khoa với bác sĩ.
2. Một số loại thảo dược sử dụng trong chữa viêm loét dạ dày
2.1 Nghệ vàng – Vị thuốc đầu bảng trong chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược
Nghệ vàng là vị thuốc phổ biến, nằm trong danh sách đầu tiên sẽ được sử dụng khi người bệnh phát hiện mắc viêm loét dạ dày. Trong nghệ vàng có chứa chất curcumin với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chữa lành vết tổn thương trong dạ dày. Bên cạnh đó nghệ còn có thể ức chế vi khuẩn HP, làm giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn, đồng thời kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất nhầy để bảo vệ khu vực niêm mạc đang bị tổn thương.
Nghệ vàng có thể được sử dụng bằng các cách sau đây:
– Sử dụng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ với mật ong.
– Sử dụng tinh bột nghệ hòa cùng nước ấm để uống.
Mặc dù có nhiều công dụng trong điều trị viêm, loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên khi sử dụng người bệnh cần lưu ý nghệ là chất khiến loãng máu tự nhiên, giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp. Vì vậy nên không sử dụng nghệ khi người bệnh chuẩn bị phẫu thuật, rối loạn đông máu, phụ nữ rong kinh, người mắc bệnh tiểu đường, sỏi tiết niệu, sỏi túi mật…
Nghệ là một vị thuốc tốt được sử dụng trong điều trị bệnh lý viêm dạ dày
2.2 Nha đam
Thành phần của nha đam có chứa chất phytochemical với tính kháng sinh tự nhiên, từ đó có công dụng kháng viêm, sát trùng. Chất anthraquinon dồi dào trong nha đam giúp kiểm soát được sự tăng tiết axit trong dạ dày. Bên cạnh đó nha đam chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, các vitamin B, C, E có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giải độc, làm dịu kích ứng, giảm các giác đau rát nóng trong dạ dày…
Sử dụng nha đam chữa viêm loét dạ dày có thể bằng các cách dùng sau:
– Sử dụng nha đam tươi lấy phần thịt, rửa sạch lớp nhờn, cho vào máy xay nhuyễn và hòa cùng nước ấm uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
– Nha đam cũng được lọc lấy thịt, rửa sạch và xay nhuyễn, sau đó trộn cùng mật ong và sử dụng hỗn hợp ấy hòa cùng nước ấm uống trước bữa ăn.
Lưu ý khi sử dụng nha đam chữa viêm loét dạ dày, tá tràng là chỉ nên sử dụng 90ml nước kết hợp với nha đam trước bữa ăn 30 phút. Nha đam cần được sơ chế loại bỏ hoàn toàn nhớt bởi chúng có thể gây đau bụng, hại thận, hạ kali… Và hỗn hợp nha đam đã được xay nhuyễn cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
2.3 Gừng
Chứa các hoạt chất Zingerone, gingerol, Shogaol, hợp chất phenolic nên gừng có tác dụng làm giảm sự kích ứng trong hệ tiêu hóa, giảm tình trạng co thắt, tiết axit dạ dày. Từ đó giảm đầy bụng, khó tiêu, chống buồn nôn, làm dịu cơn đau dạ dày…
Cách sử dụng gừng trong chữa viêm loét dạ dày rất đơn giản:
– Chỉ cần rửa sạch thái lát gừng, sau đó đun sôi với nước, và uống nước gừng khi còn ấm vào sau bữa ăn sáng.
– Hoặc có thể ngâm gừng với mật ong trong khoảng 7-10 ngày, sau đó mỗi ngày sử dụng 2-3 lát gừng ngâm mật ong.
Trong quá trình sử dụng người bệnh cũng cần lưu ý chỉ sử dụng khoảng 4-5 gram gừng mỗi ngày, không dùng gừng mọc mầm, hỏng, hạn chế sử dụng gừng vào buổi tối. Và đối tượng là phụ nữ mang thai, người bệnh tiểu đường, cao huyết áp nếu sử dụng cần có sự tham vấn của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày gây buồn nôn: Nguyên nhân và cách xử lý
Điều trị viêm loét dạ dày bằng thảo dược chủ yếu chỉ nhằm mục đích giảm triệu chứng, vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị y khoa
2.4 Lá tía tô – Vị thuốc sử dụng trong chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng thảo dược
Lá tía tô có thành phần glycosid, tanin, axit alpha-linolenic,… có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, làm giảm vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn, kiểm soát dịch acid gây loét dạ dày,…
Sử dụng lá tía tô để điều trị bệnh rất đơn giản, có thể ăn trực tiếp hoặc kết hợp ăn cùng cháo, chế biến thành nước ép.
Lưu ý khi sử dụng là không nên dùng quá 15g/ lần, ăn quá nhiều tía tô trong một lần có thể gây tác dụng phụ như nóng trong, toát nhiều mồ hôi. Người bệnh đau dạ dày khi có độ tuổi nhỏ, phụ nữ mang thai khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thảo dược điều trị viêm loét dạ dày
Chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên không làm khỏi bệnh ở tất cả bệnh nhân. Thậm chí tình trạng bệnh có thể còn diễn biến nặng hơn. Một số trường hợp sau khi sử dụng các loại thảo dược nhưng thảo dược không được đào thải hoàn toàn thành các chất cặn bã trở thành phân mà trở thành cặn tích tụ trong cơ thể.
Một số trường hợp bệnh nhân có các bệnh sử hoặc đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý khác nhưng không có sự tham khảo, tư vấn từ bác sĩ mà sử dụng theo mách bảo, không rõ liều lượng, thời gian, tần suất sử dụng và tái khám để kiểm tra định kỳ… cũng dẫn đến những ảnh hưởng cho sức khỏe.
4. Lời khuyên hữu ích trong điều trị viêm loét dạ dày
Như đã đề cập phía trên viêm loét dạ dày là một bệnh lý không thể điều trị triệt để bằng phương pháp duy nhất là sử dụng thảo dược. Mà lời khuyên dành cho người bệnh là ngay khi có dấu hiệu nên đi thăm khám để được chẩn đoán xác định chính xác bệnh và cấp độ bệnh. Và đặc biệt là cần điều trị triệt để bệnh theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ sẽ trực tiếp xây dựng phác đồ dùng thuốc cho người bệnh phù hợp theo cấp độ nặng hoặc nhẹ của viêm loét dạ dày, tình trạng sức khỏe, các yếu tố bệnh lý liên quan… Người bệnh lưu ý nên tuân thủ liều lượng, thời gian sử dụng, không dùng đơn thuốc của bệnh nhân khác, không tự ý mua thuốc sử dụng để tránh tình trạng kháng thuốc, gây kém hiệu quả và mất nhiều thời gian hơn trong điều trị.
>>>>>Xem thêm: Mổ thoát vị bẹn cần kiêng những gì?
Nội soi dạ dày định kỳ là giải pháp hàng đầu để chẩn đoán, theo dõi bệnh lý viêm loét dạ dày
Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày đạt hiệu quả bệnh nhân cũng nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, công nghệ hiện đại, có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa, giỏi chuyên môn cao, được đông đảo người bệnh tin tưởng, từ đó cũng sẽ gia tăng cơ hội thoát bệnh viêm loét dạ dày triệt để.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.