Ung thư phổi là bệnh lý ác tính nhiều người mắc phải, trong đó có ung thư phổi biểu mô tuyến là thường gặp nhất. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được xác định dù có nhiều yếu tố nguy cơ. Bệnh ung thư biểu mô phổi nếu được phát hiện sớm nguy cơ và triệu chứng có thể giúp người bệnh phòng ngừa và điều trị sớm. Cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh thông qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu chung về bệnh ung thư phổi biểu mô tuyến
1. Khái quát chung về bệnh ung thư biểu mô tuyến phổi
1.1 Khái niệm của bệnh ung thư phổi biểu mô tuyến
Phổi là cơ quan quan trọng của cơ thể, đóng vai trò giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường, thu nhận O2 và thải khí CO2. Phổi cũng có chức năng cân bằng toan – kiềm cho cơ thể.
Lá phổi đóng vai trò quan trọng trong các cơ quan của cơ thể người
Đa phần bệnh ung thư phổi hình thành từ lớp biểu mô với 2 loại chính gồm: ung thư biểu mô tuyến phổi và ung thư biểu mô gai phổi. Bên cạnh đó, những loại bệnh hiếm gặp hơn có thể là ung thư phổi tế bào nhỏ hay ung thư phổi tế bào lớn. Hiếm gặp hơn nữa là sarcôm phổi, melanom phổi, lymphôm phổi…
Bệnh có những biểu hiện đa dạng khác nhau, trong đó có ho, khó thở, ho ra máu… Những biểu hiện này sẽ chuyên biệt ở từng đối tượng bệnh nhân khác nhau hoặc tùy theo cơ địa.
Bệnh thường có nguy cơ cao với người hút thuốc lá.
1.2 Tiên lượng của bệnh ung thư phổi dạng biểu mô tuyến
Bệnh ung thư phổi biểu mô là bệnh ác tính với tiên lượng xấu so với nhiều bệnh khác ở cùng giai đoạn. Nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có khả năng vẫn điều trị hiệu quả và thời gian sống lâu.
Tuy nhiên bệnh thường được phát hiện trong giai đoạn muộn nên hiệu quả điều trị tương đối thấp. Ở giai đoạn sớm, đa số bệnh nhân sống sau 5 năm lên tới 40-50%, bước sang giai đoạn muộn thì tỷ lệ sống chỉ còn khoảng 15% trong thời gian 5 năm kể từ khi được chẩn đoán.
Điều trị ung thư biểu mô phổi thường phụ thuộc vào giai đoạn, thể trạng và tình trạng của người bệnh. Đa số các phương pháp sẽ được chỉ định kết hợp nhiều loại để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
1.3 Nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi dạng biểu mô tuyến
Hiện nay, ung thư biểu mô phổi hiện vẫn chưa có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng, nhưng nhiều yếu tố nguy cơ được ghi nhận như sau:
– Nữ giới trẻ tuổi hút thuốc lá nhiều
– Hút thuốc lá trong thời gian dài, nhiều năm hoặc hút quá nhiều trong ngày
– Liên tục hoặc tiếp xúc nhiều với các chất độc hại, tăng nguy cơ ung thư như: amiang, i ốt, khói than…
Tìm hiểu thêm: Ung thư cổ tử cung di căn xương
Môi trường độc hại có thể khiến bệnh ung thư hình thành và phát triển
– Gia đình có người từng hoặc đang mắc ung thư
– Tiền căn xạ trị ở ngực khi còn trẻ.
1.4 Những triệu chứng điển hình của ung thư biểu mô phổi
Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn sớm nhưng khi tiến triển, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu như: khó thở, ho dai dẳng, ho có đờm, ho khan, ho ra máu, viêm phổi tái mắc nhiều lần, sụt cân, chán ăn, suy dinh dưỡng, đau nhức xương, yếu liệt, buồn nôn, nhức đầu…
Điều người bệnh cần làm là thực hiện thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân cần cảnh giác và không nên chủ quan tự điều trị với các phương pháp khác mà không thông qua bác sĩ.
Đồng thời, ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường kể trên thì người bệnh nên thăm khám và chẩn đoán chính xác với chuyên gia để có hướng xử lý kịp thời, tạo cơ hội điều trị trong khoảng thời gian “vàng”.
2. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư biểu mô phổi
2.1 Phương pháp chẩn đoán sớm ung thư biểu mô phổi hiện nay
– Nội soi phế quản: khảo sát bản chất mô của khối u
– Siêu âm qua nội soi phế quản: siêu âm đầu dò nội soi đánh giá hạch ở trung thất và xem giai đoạn bệnh
– Siêu âm qua nội soi thực quản: siêu âm qua đầu dò nội soi thực quản để đánh giá hạch ở trung thất và hỗ trợ đánh giá giai đoạn bệnh
– CT scan ngực có cản quang: đánh giá bản chất của khối u và hạch ở trung thất, xem xét giai đoạn bệnh và đánh giá đáp ứng sau điều trị hoặc tái phát
>>>>>Xem thêm: 10 Cách trị ăn tỏi hôi miệng đơn giản, hiệu quả hiện nay
CT scan có thể phát hiện sớm dấu hiệu của ung thư phổi dạng biểu mô tuyến
– PET/CT scan: phát hiện ổ di căn, hỗ trợ xếp giai đoạn và đánh giá đáp ứng điều trị hay theo dõi tái phát.
– Công thức máu: chẩn đoán ung thư phổi và đánh giá đáp ứng sau điều trị hoặc đánh giá tái phát, di căn xa…
– Nhuộm hóa mô miễn dịch khối bướu ở phổi: chẩn đoán nguồn gốc khối u và xác định mô học khối u.
– Xét nghiệm khác(Xét nghiệm đột biến gen EGFR, tái sắp xếp ALK, đột biến ROS1, đột biến HER2…): xác định hướng điều trị phù hợp cho dòng thuốc mới, thường áp dụng trong giai đoạn muộn.
2.2 Điều trị bệnh ung thư biểu mô phổi bằng cách nào?
– Phẫu thuật: phương pháp điều trị chính của ung thư phổi với nhiều mức độ khác nhau(cắt hình chêm, cắt thùy, cắt toàn bộ phổi) tùy thuộc vào tình trạng khối u, thể trạng, chức năng phổi và bệnh lý nền của người bệnh.
– Xạ trị: phương pháp điều trị chính ở giai đoạn tiến xa, thường kết hợp với hóa trị để mang lại hiệu quả cao nhất.
– Hóa trị: phương pháp điều trị chính trong giai đoạn muộn hoặc ung thư tái phát, có thể giúp giảm triệu chứng bệnh và kéo dài thời gian sống.
– Liệu pháp miễn dịch: là phương pháp điều trị mới nhưng có hiệu quả điều trị ấn tượng thông qua đẩy mạnh hệ thống miễn dịch tự nhiên để phát hiện và tiêu diệt khối u. Có thể dùng đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị tùy theo từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên mức giá thành của phương pháp này tương đối cao.
Ung thư phổi biểu mô tuyến là bệnh lý nguy hiểm và cần được điều trị sớm để hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Do đó, khi thấy những dấu hiệu bất thường nghi ngờ ung thư phổi, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm, tránh bệnh phát triển và hủy hoại chức năng phổi hoặc các cơ quan liên quan.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.