Nguyên nhân sốt xuất huyết đến từ loài muỗi vằn truyền virus nên đây cũng là con đường để ngăn chặn bệnh. Tuy nhiên, một số nguy cơ bệnh cao bạn cũng cần tìm hiểu và loại trừ để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu chung về nguyên nhân sốt xuất huyết
1. Tình trạng sốt xuất huyết nói chung
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue từ muỗi vằn mang mầm bệnh đốt, có khả năng truyền từ người này sang người khác.
Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện với chu kì 4-5 năm một lần nhưng đến hiện tại, bệnh đã bùng phát mà không theo một quy luật nào. Vào mùa mưa ẩm, muỗi dễ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ dẫn tới dễ lây truyền bệnh từ người sang người.
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến nghiêm trọng thì bộ y tế cảnh báo người dân nên chủ động phòng tránh sớm nguy cơ bệnh thông qua những nguyên nhân sốt xuất huyết như sau:
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
2. Lý giải nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
2.1 Nguyên nhân chính dẫn tới lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết bắt nguồn từ virus Dengue với trung gian truyền nhiễm là muỗi vằn. Chúng đưa virus từ máu người bệnh đến người khỏe mạnh thông qua đốt(chích) và đây chính là nguyên nhân sốt xuất huyết chính.
Virus này có 4 chủng huyết thanh bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu nhiễm chủng nào thì người bệnh sẽ sinh kháng thể và miễn dịch với chủng đó nhưng vẫn có thể mắc phải chủng khác. Do đó, người bệnh có thể mắc nhiều lần sốt xuất huyết.
Muỗi vằn hoạt động thường xuyên vào ban ngày và chỉ muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh, sau đó virus sẽ ủ bệnh khoảng 8-11 ngày tính từ thời điểm lây truyền.
2.2 Những nguy cơ dẫn tới nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết
Ai cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhưng nguy cơ cao đến từ những người có hệ miễn dịch yếu, đề kháng kém và có bệnh nền… Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh bao gồm:
– Môi trường sống nhiệt đới, đặc biệt là Đông Nam Á, đảo Thái Bình Dương, Caribe…
– Người có tiền sử sốt xuất huyết, lần nhiễm bệnh sau sẽ có nguy cơ nặng hơn trước
– Trẻ em dưới 12 tuổi
– Phụ nữ có đề kháng và miễn dịch yếu
– Người già có nhiều bệnh lý nguy hiểm khiến sức khỏe kém.
Tìm hiểu thêm: Khoa Kiểm soát – Nhiễm khuẩn thuộc Hệ thống y tế Thu Cúc
Người già là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cao
2.3 Những nguy cơ lây nhiễm bệnh
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết sẽ không lây lan qua tiếp xúc giữa người với người mà có thể lây lan qua những con đường như sau:
– Muỗi vằn đốt: Đây là đường truyền bệnh phổ biến nhất, virus từ người bệnh qua muỗi vằn lây sang người khỏe mạnh.
– Lây qua đường máu hoặc chung bơm tiêm: Đây là con đường ít phổ biến, nguy cơ đến từ việc lấy máu của người mang bệnh và bơm chung kim tiêm truyền sang người khỏe mạnh.
– Một số con đường lây truyền ít gặp: lây truyền dọc qua mẹ và con, lây truyền khi sử dụng chung vật phẩm tại bệnh viện(kim tiêm, hiến tạng…)
3. Những triệu chứng sốt xuất huyết cần biết
Triệu chứng của sốt xuất huyết thường đa dạng và khó nhận biết, tùy theo mức độ sẽ có những biểu hiện cụ thể.
– Nếu người bệnh sốt xuất huyết nhẹ: Mức độ này thường xuất hiện với người lần đầu mắc bệnh và chưa có miễn dịch với Dengue. Những triệu chứng bắt đầu từ:
+ Sốt cao dai dẳng không dứt
+ Đau đầu
+ Đau ở sau mắt
+ Đau khớp và đau cơ
+ Buồn nôn và nôn
+ Cơ thể bị nổi ban đỏ.
– Nếu người bệnh bị sốt xuất huyết nặng có thể có tất cả những triệu chứng kể trên cùng với tình trạng tổn thương đến hạch bạch huyết cùng với mạch máu. Bệnh nhân cần tuyệt đối lưu ý khi xuất huyết, chảy máu cam, bầm tím hoặc chảy máu chân răng… Hãy đến bệnh viện ngay nếu thấy những triệu chứng này.
– Nếu bạn bị sốc sốt xuất huyết: Bạn đang gặp phải tình trạng nguy hiểm nhất của căn bệnh này với tất cả triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ, chảy máu và có hiện tượng chảy máu trong ồ ạt khắp cơ thể, có thể bị sốc. Hiện tượng này thường gặp đối với người bệnh mắc sốt xuất huyết lần sau.
Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng như:
– Hạ tiểu cầu: Người bệnh sẽ không sốt cao hay mệt mỏi nhiều nhưng nếu xuất huyết trầm trọng có thể bệnh đã tiến triển nặng hơn.
– Cô đặc máu: Điều này khiến người bệnh mệt mỏi, đau nhức, mơ màng không tỉnh táo và nôn liên tục.
4. Điều trị và phòng ngừa sớm căn bệnh sốt xuất huyết
4.1 Phương hướng điều trị bệnh
Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên đa số tự khỏi trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên nếu bệnh diễn biến nặng thì cần đến các cơ sở y tế để điều trị giảm triệu chứng và kiểm soát nguy cơ nguy hiểm.
>>>>>Xem thêm: Mỗi năm có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm HIV
Nếu bệnh diễn biến nặng thì bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị giảm triệu chứng và kiểm soát nguy cơ nguy hiểm.
Đa số khi phát hiện bệnh, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc và theo dõi, điều trị tại nhà. Bạn chỉ cần nhập viện điều trị nội trú nếu bác sĩ phát hiện nguy cơ cao hoặc bạn nằm trong nhóm đối tượng nguy hiểm như: trẻ em, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai…
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống nhiều nước và theo dõi kĩ cơ thể nếu có bất thường.
4.2 Phòng ngừa từ sớm căn bệnh sốt xuất huyết
Bạn có thể phòng ngừa sớm nguy cơ bệnh thông qua những yếu tố sau:
– Tiêm vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại một số nước Đông Nam Á(Thái Lan, Singapore, Philippines). Hiện nay Việt Nam vẫn chưa sử dụng loại vắc xin này bởi tính hiệu quả và an toàn.
– Ngăn ngừa muỗi đốt thông qua phòng muỗi, chống muỗi, diệt bọ gậy và loăng quăng:
+ Che đậy kín nơi đựng nước và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ
+ Dọn dẹp sạch sẽ nơi sống hàng ngày, phát quang bụi rậm và cây cối trong vườn
+ Phun thuốc diệt muỗi theo chỉ đạo của địa phương
+ Thu gom rác thải, vệ sinh khu vực quanh ao hồ(nếu có)
– Thay đổi thói quen sống:
+ Ngủ màn kể cả trong ban ngày
+ Mặc quần áo kín đáo và nhạt màu khi ra ngoài
+ Thoa kem chống muỗi mới thành phần an toàn
+ Hạn chế du lịch, di chuyển tối ở những nơi nhiều cây cối, ẩm thấp, rừng núi rậm rạp..
+ Đóng kín cửa vào buổi tối
+ Người bệnh sốt xuất huyết nên ngủ màn để tránh lây bệnh chéo cho các thành viên khác trong gia đình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.