Liệu chụp cộng hưởng từ có phải phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến và hiện đại hàng đầu hiện nay, đang được nhiều nước trên thế giới ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý hay không? Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu chụp cộng hưởng từ là gì? Ý nghĩa của chụp cộng hưởng từ trong tầm soát và chẩn đoán bệnh? Quy trình chụp cộng hưởng từ và những lưu ý khi chụp cộng hưởng từ?
Bạn đang đọc: Tìm hiểu chụp cộng hưởng từ là gì?
1. Chụp cộng hưởng từ MRI là gì?
Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng cách tạo hình ảnh cắt lớp ở nhiều góc độ khác nhau. Chúng sử dụng sóng từ trường và sóng vô tuyến, không sử dụng tia xạ X. Vì vậy nên hoàn toàn an toàn cho người bệnh kể cả người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ đang mang thai.
Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tân tiến, hiện đại đang được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới bởi tính ứng dụng cao, cho kết quả có độ chính vượt trội và an toàn. Máy cộng hưởng từ cũng cho hình ảnh có độ tương phản cao, rõ nét, chi tiết và có khả năng tái tạo hình ảnh 3D trong một số trường hợp, hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán bệnh nhanh chóng và mang lại hiệu quả tốt hơn so với các phương pháp khác như chụp cắt lớp vi tính hay chụp X quang.
Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng cách tạo hình ảnh cắt lớp ở nhiều góc độ khác nhau, sử dụng sóng từ trường và sóng vô tuyến.
2. Vậy có thể chụp MRI ở những bộ phận nào?
– Sọ não
– Hốc mắt
– Tai mũi họng
– Vùng cổ
– Cột sống
– Ổ bụng
– Cơ xương khớp
– Tuyến vú
– Tim
– Mạch máu
3. Quy trình chụp cộng hưởng từ là gì?
Sau khi được thăm khám lâm sàng với bác sĩ, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh có cần chụp cộng hưởng từ MRI không và bộ phận cần chụp MRI là những bộ phận nào. Lúc này bệnh nhân sẽ được các kỹ thuật viên đưa đến phòng chẩn đoán hình ảnh (phòng chụp MRI) và được hướng dẫn chi tiết về cách thức, cũng như một số quy tắc mà người bệnh cần tuân thủ trong suốt quá trình chụp.
Tìm hiểu thêm: Đối tượng nên nội soi ung thư dạ dày để sàng lọc định kỳ
Quy trình cơ bản khi chụp MRI.
Sau đây là quy trình chụp cộng hưởng từ bạn nên biết:
– Người bệnh thay trang phục và tháo bỏ toàn bộ trang sức hay vật dụng bằng kim loại có gắn trên người. Nếu trường hợp người bệnh đặt các thiết bị kim loại trong cơ thể, cần thông báo ngay cho bác sĩ khi có chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI. Vì các thiết bị kim loại này có thể gây nhiễu, khiến kết quả thu được khi chụp không chính xác, vì vậy người bệnh cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hoặc kỹ thuật viên là tháo bỏ các đồ dùng kim loại ra.
– Sau đó người bệnh được nằm lên bàn với tư thế thoải mái nhất, bàn sẽ tự động di chuyển vào vị trí quét khi kỹ thuật viên điều chỉnh máy. Người bệnh sẽ được dặn nằm yên, không cử động để kết quả chụp được chính xác nhất. Đồng thời, kỹ thuật và bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh thu được từ máy chụp cộng hưởng từ MRI trên máy tính và giao tiếp với người bệnh qua micro.
– Trong quá trình chụp cộng hưởng từ bệnh nhân có thể đeo tai nghe để hạn chế tối đa tiếng ồn do máy phát ra và giúp người bệnh thư giản, thoải mái hơn trong quá trình chụp.
– Thời gian chụp MRI tùy từng vùng, có thể dao động từ 15-60 phút tùy thuộc từng vị trí cần kiểm tra.
Quá trình chụp cộng hưởng từ diễn ra hoàn toàn an toàn, không xâm lấn, không gây độc hại vì vậy người bệnh hoàn toàn yên tâm khi chụp. Với nhưng trường hợp sợ không gian kín, mắc hội chứng động kinh,… cần khai báo với bác sĩ để bác sĩ cân nhắc việc có cần thiết nên tiêm thuốc gây mê cho người bệnh khi chụp MRI hay không.
4. Ưu và nhược điểm của chụp cộng hưởng từ là gì?
4.1. Ưu điểm khi chụp cộng hưởng từ là gì?
– An toàn, không xâm lấn, không gây đau
– Hình ảnh thu được sắc nét, rõ ràng
– Có thể ứng dụng trên nhiều bộ phận
– Trong trường hợp người bệnh phải tiêm thuốc đối quang từ, tác dụng phụ rất hiếm khi xảy ra
– Thời gian chụp khá nhanh
– Có thể chụp được cả mạch máu não
4.2. Nhược điểm khi chụp cộng hưởng từ là gì?
– Giá thành cao hơn so với các phương pháp như chụp x quang, chụp CT
– Hạn chế chụp những người đang gắn các vật dụng bằng kim loại trong cơ thể
5. Một số lưu ý khi thực hiện chụp MRI
>>>>>Xem thêm: Nội soi mũi có đau không? Cần lưu ý điều gì?
Chụp MRI cần lưu ý nằm yên không cử động, tháo các vật bỏ bằng kim loại và làm theo đúng chỉ định của bác sĩ để kết quả tốt nhất.
– Bạn nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe và chứng sợ không gian kín, lo âu khi ở một mình nếu có.
– Thông báo cho bác sĩ khi bạn đang mang các thiết bị kim loại trong người như máy tạo nhịp, khớp kim loại, nẹp vít xương, răng giả, máy trợ thính,…
– Tuyệt đối không mang các vật dụng bằng kim loại, các thiết bị điện tử như di động bên người khi chụp.
– Làm theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên như nằm cố định, không cử động,
– Nếu cần tiêm thuốc gây mê hay thuốc đối quang từ, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết nếu có tiền sử dị ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc đối quang từ, hay dị ứng với bất cứ thứ gì.