Học sinh, sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước, bởi vậy thăm khám sức khỏe định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết để giúp các em đảm bảo việc học tập của mình. Vậy khám sức khỏe đi học bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu đầy đủ và chi tiết qua bài viết này.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu đầy đủ và chi tiết về khám sức khỏe đi học
1. Khám sức khỏe đi học là gì? Tại sao cần khám sức khỏe đi học?
Khám sức khỏe đi học thực chất là một hình thức thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phụ huynh, nhà trường kiểm tra sức khỏe tổng thể của học sinh, sinh viên xem có gặp phải vấn đề gì không. Từ đó điều chỉnh lối sống và sinh hoạt cho phù hợp để đảm bảo cơ thể của học sinh luôn khỏe mạnh nhất.
Khám sức khỏe đi học là thể hiện sự quan tâm của nhà trường đối với học sinh
Khám sức khỏe đi học đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với phụ huynh, với nhà trường và đặc biệt là các em học sinh, sinh viên:
- Đối với cha mẹ: Việc thăm khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên sẽ giúp người làm cha mẹ yên tâm hơn. Trong trường hợp sức khỏe không tốt cha mẹ sẽ có những can thiệp kịp thời để giúp con thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nhằm đảm bảo sức khỏe để học tập.
- Đối với nhà trường: Việc thăm khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên sẽ giúp nhà trường nắm được danh sách các bạn học sinh có thể lực tốt. Qua đó nhà trường có thể xem xét sắp xếp lịch học phù hợp với học sinh, sinh viên. Đồng thời có thể loại bỏ một số những tiết học không quá quan trọng như hoạt động thể chất,…
- Đối với học sinh, sinh viên: Thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp các em nắm rõ được tình hình sức khỏe của bản thân. Trong trường hợp mắc bệnh các em sẽ kịp thời thông báo cho gia đình, người thân để được chăm sóc và điều trị sớm.
Như vậy, khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên là hoạt động vô cùng cần thiết để giúp các em trang bị một hành trang tốt trước khi bước vào năm học mới.
2. Đối tượng khám sức khỏe đi học
2.1 Khám sức khỏe đi học cho học sinh
Học sinh là thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Chính vì vậy mỗi năm vào dịp khai trường thì việc tổ chức thăm khám sức khỏe lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc thăm khám này giúp phụ huynh đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất và phù hợp nhất với sức khỏe của con mình.
Khám sức khỏe định kỳ là việc làm cấp thiết đối với các mầm non tương lai của đất nước
2.2 Khám sức khỏe đi học cho sinh viên
Khám sức khỏe cho sinh viên cũng là hoạt động thường xuyên được tổ chức tại các trường đại học. Thế hệ sinh viên đa phần đã rời xa khỏi vòng tay của bố mẹ nên việc thăm khám này sẽ giúp các em kiểm soát tốt nhất sức khỏe của mình khi không có người thân bên cạnh. Ngoài ra thăm khám sức khỏe cho sinh viên cũng là điều kiện để nhà trường xây dựng chương trình học phù hợp.
2.3 Khám sức khỏe cho du học sinh
Khám sức khỏe cho du học sinh là quy định bắt buộc khi đi du học. Khi đến một đất nước khác sinh sống và học tập, học sinh cần đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định mà đại sứ quán các nước đề ra. Việc thăm khám này vô cùng quan trọng và góp phần đánh giá xem học sinh có đủ điều kiện để cấp visa hay không. Ngoài ra, việc thăm khám sức khỏe cho sinh viên cũng là cơ hội để các em kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân.
3. Quy trình khám sức khỏe đi học
Quy trình khám sức khỏe sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng. Tuy nhiên đa phần khám sức khỏe đi học đều cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- 2 ảnh thẻ kích thước 4×6 được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất.
- Giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân/CMT
- Hồ sơ và các kết quả thăm khám sức khỏe trước đó
Tìm hiểu thêm: Bạn sẵn sàng trả bao nhiêu cho giá khám sức khỏe tổng quát?
Quy trình khám sức khỏe đi học sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, học sinh sẽ được tiến hành thăm khám theo các bước sau:
Bước 1: Thực hiện khám lâm sàng
Đo thể lực, chiều cao, cân nặng, huyết áp. Thực hiện khám tai mũi họng, khám da liễu, răng hàm mặt và các kiểm tra khác. Lưu ý trong bước này bác sĩ có thể hỏi bạn về tiền sử bệnh hay các bệnh lý trong gia đình. Bạn hãy cung cấp để bác sĩ chẩn đoán được tốt nhất.
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm
Thông thường những xét nghiệm cơ bản nhất được ứng dụng là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. Các xét nghiệm này nhằm đánh giá các bệnh về máu như: thiếu máu, nhiễm trùng hay đánh giá 1 số vi chất cần thiết với trẻ trong quá trình trưởng thành…
Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh
Thực hiện chụp X-Quang, MRI, siêu âm ổ bụng,… tùy thuộc vào từng chỉ định.
Riêng đối với đối tượng là du học sinh thì việc thăm khám còn phụ thuộc quy định của từng nước. Đại sứ quán các nước sẽ chỉ định các danh mục cần thăm khám và địa chỉ thăm khám để đáp ứng yêu cầu của đất nước họ.
4. Những lưu ý khi khám sức khỏe đi học
Khi thăm khám sức khỏe đi học, bạn cần chú ý đến những điều sau:
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để thuận tiện nhất cho quá trình thăm khám.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn của nhà trường và cơ sở y tế
- Nhịn ăn ít nhất từ 8 – 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm máu
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh lý, tiền sử bệnh tật để trao đổi với bác sĩ
- Uống thật nhiều nước trước khi tiến hành siêu âm
- Không ăn đồ ngọt hay sử dụng các chất kích thích làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
- Phụ nữ không khám phụ khoa nếu đến kỳ kinh nguyệt
- Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm từ 1 – 2 lần
>>>>>Xem thêm: Khám sức khỏe doanh nghiệp theo thông tư 14
Lưu ý lựa chọn địa chỉ uy tín để tiến hành thăm khám sức khỏe
Ngoài ra, khi thăm khám nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện thăm khám cũng là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên tìm đến những cơ sở y tế đáp ứng đầy đủ yêu cầu để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.