Tìm hiểu điều trị thoát vị bẹn như thế nào và cách phòng tránh

Điều trị thoát vị bẹn chủ yếu là phẫu thuật để đưa các tạng về vị trí ban đầu đồng thời củng cố vững chắc thành bụng. Thoát vị bẹn không thể tự khỏi, càng để lâu càng nguy hiểm. Do đó người bệnh nên thăm khám để được can thiệp ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ. Tìm hiểu về cách điều trị bệnh lý này qua một số thông tin trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu điều trị thoát vị bẹn như thế nào và cách phòng tránh

Tìm hiểu điều trị thoát vị bẹn như thế nào và cách phòng tránh

Thoát vị bẹn có dấu hiệu đặc trưng là khối phồng xuất hiện ở vùng bẹn, khối này có thể xẹp xuống khi bạn nằm hoặc nghỉ ngơi.

1. Cách điều trị thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn hoặc các điểm yếu tự nhiên của thành bụng vùng trên nếp bẹn xuống dưới da hoặc xuống vùng bìu.

Dấu hiệu điển hình của thoát vị bẹn là xuất hiện khối phồng ở vùng bẹn khi áp lực vùng ổ bụng tăng lên (chạy, nhảy, ho, rặn…) Khối phồng này sẽ càng ngày càng lớn và xuất hiện thường xuyên hơn nhưng sẽ xẹp dần khi nằm, nghỉ ngơi. Điều này khiến nhiều người bệnh cho rằng bệnh không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi được. Đây là hiểu lầm rất nghiêm trọng vì thoát vị bẹn có thể dẫn tới nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

1.2. Điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp mổ mở và mổ nội soi

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính được chỉ định cho người bị thoát vị bẹn. Có hai loại phẫu thuật thoát vị bẹn phổ biến hiện nay là mổ mở và mổ nội soi.

– Mổ mở: trong phương pháp này người bệnh được gây mê toàn thân. Trước hết bác sĩ sẽ tạo một đường rạch ở vùng bẹn và đẩy khối tạng sa xuống về vị trí cũ. Sau đó tiến hành khâu lại chỗ thoát vị và củng cố vững chắc thành bụng bằng cách đặt lưới nhân tạo. Cuối cùng là đóng lại vết mổ bằng chỉ. Người bệnh cần nghỉ ngơi và theo dõi ít nhất 1 tuần trước khi có thể trở lại sinh hoạt bình thường.

– Mổ nội soi: tương tự như mổ mở thì người bệnh cũng được gây mê toàn thân khi mổ nội soi. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo khoảng 3 – 4 vết rạch nhỏ ở vùng bụng. Sau đó đưa ống nội soi kèm nguồn sáng và camera vào bên trong. Hình ảnh chi tiết về vị trí thoát vị sẽ được truyền tải ra bên ngoài màn hình kết nối. Tiếp đến bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y tế hỗ trợ để tiếp cận các tạng sa, đẩy về vị trí cũ rồi sửa chữa, củng cố chỗ thoát vị bằng lưới nhân tạo.

So với mổ mở thì mổ nội soi ít đau, ít để lại sẹo nên bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe hơn, có thể ra viện sau 2 – 3 ngày. Phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu rất phù hợp với các đối tượng thoát vị bẹn tái phát đã từng mổ mở trước đó hoặc bị thoát vị bẹn cả hai bên.

1.2. Điều trị thoát vị bẹn bằng các phương pháp bảo tồn

Một số đối tượng không phù hợp để phẫu thuật như trẻ em

Tìm hiểu thêm: 10 bệnh lý tiêu hóa thường gặp bạn cần biết

Tìm hiểu điều trị thoát vị bẹn như thế nào và cách phòng tránh

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu của thoát vị bẹn.

2. Vì sao nên điều trị thoát vị bẹn sớm?

Có không ít bệnh nhân thoát vị bẹn gặp phải các biến chứng như hoại tử ruột, mạc treo ruột, hoại tử các tạng, hoại tử ruột gây viêm phúc mạc toàn thể thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân là do chủ quan nên trì hoãn việc điều trị.

Nguy hiểm hơn thoát vị bẹn còn có thể ảnh hưởng đến chuyện con cái sau này ở nam giới. Cụ thể đây là điều kiện thuận lợi dẫn đến xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn, nghẹt ống dẫn tinh gây vô sinh.

Do đó khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị thoát vị bẹn, chúng ta nên chủ động thăm khám và điều trị ngay để không gặp phải các biến chứng nêu trên. Hiện tại phương pháp hiệu quả nhất để xử lý khối thoát vị vẫn là phẫu thuật.

3. Cách phòng tránh thoát vị bẹn

Để phòng tránh được thoát vị bẹn, trước hết cần hiểu được căn nguyên dẫn tới tình trạng này:

– Bẩm sinh: do tồn tại ống phúc tinh mạc trong thời kỳ bào thai.

– Cơ thành bụng yếu: người già, người bị béo phì, người từng phẫu thuật ở vùng bẹn, mắc bệnh mất collagen trong mô…

Ngoài ra thoát vị bẹn cũng dễ xuất hiện ở những người thường xuyên có các hoạt động tạo áp lực lên thành bụng như:

– Người bị táo bón kinh niên

– Người bị ho dai dẳng kéo dài

– Người bị cố chướng, có khối u lớn trong ổ bụng, u đại tràng…

Tìm hiểu điều trị thoát vị bẹn như thế nào và cách phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu tại sao stress gây viêm loét dạ dày và hướng dẫn điều trị

Duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ, tránh rượu bia thuốc lá, nghỉ ngơi hợp lý, không vận động quá sức… là cách hiệu quả để phòng tránh thoát vị bẹn.

Vì thế để phòng tránh thoát vị bẹn thì cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ nêu trên, chẳng hạn:

– Tránh mang vác quá nặng.

– Chế độ ăn uống nhiều chất xơ, tăng cường rau xanh trái cây tươi để tránh bị táo bón kinh niên.

– Không hút thuốc lá để tránh bị ho kéo dài.

– Thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý có thể dẫn tới thoát vị bẹn.

Trên đây là những thông tin về các cách điều trị thoát vị bẹn cũng như một số biện pháp phòng tránh bệnh lý này. Hy vọng chúng ta sẽ chủ động thăm khám, can thiệp sớm để thoát vị bẹn không trở thành nỗi đe dọa với sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *