Hiện nay, hoạt động khám sức khoẻ doanh nghiệp đã trở thành một trong những chế độ ưu tiên bắt buộc phải có của mỗi công ty, nhằm bảo vệ sức khoẻ cho nguồn lao động trong công cuộc xây dựng và phát triển cho hệ thống chung. Vậy, gói khám sức khoẻ doanh nghiệp bao gồm những gì và nên lựa chọn đơn vị y tế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Bạn đang đọc: Tìm hiểu gói khám sức khoẻ doanh nghiệp bao gồm những gì?
1. Tất tần tật về gói khám sức khoẻ định kỳ doanh nghiệp
Khám sức khoẻ định kỳ doanh nghiệp là hoạt động được chủ doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức hàng năm cho lao động của mình, thực hiện theo chủ trương chính sách nhà nước, theo Thông tư 14/TT-BYT.
1.1. Nội dung quy định gói khám sức khoẻ doanh nghiệp bao gồm những gì?
Gói khám sức khoẻ doanh nghiệp được thực hiện và xây dựng bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và các chuyên gia y tế, có sự tham gia và phê duyệt của nhà nước. Bao gồm:
– Khám nội tổng quát: là bước khám kiểm tra các cơ quan trong cơ thể như tim, hệ hô hấp, huyết áp, tiêu hoá…
– Khám mắt: đo thị lực và kiểm tra, phát hiện các bệnh về mắt như võng mạc, suy giảm thị lực, mù…
– Khám tai – mũi – họng: phát hiện các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng
– Khám răng – hàm – mặt: phát hiện các bệnh về răng
– Siêu âm ổ bụng: tầm soát và phát hiện các bệnh trong ổ bụng như gan, thận, lá lách
– Siêu âm tuyến giáp: phát hiện các bệnh thuộc tuyến giáp như cường giáp, suy giáp…
– Chụp X-quang ngực: phát hiện các bệnh về phổi và cột sống
Ngoài ra, các danh mục khám này được nhà nước khuyến cáo riêng cho người lao động:
– Đối với siêu âm tổng quát: Người lao động nên thực hiện 1 – 3 năm/lần.
– Xét nghiệm sinh hoá (xét nghiệm mỡ máu, chức năng thận, gan…): nên thực hiện 1 – 3 năm/lần và thích với mô hình doanh nghiệp có lao động trên 35 tuổi.
– Xét nghiệm PAP: Đây là xét nghiệm dấu ấn ung thư cổ tử cung, dành cho nữ giới đã có gia đình; nên thực hiện 2 năm/lần.
– Tư vấn sức khoẻ: yêu cầu do chính bác sĩ chuyên khoa trực tiếp chịu trách nhiệm và có nội dung tư vấn riêng đối với từng trường hợp bệnh của người lao động.
Xét nghiệm máu cho người lao động được khuyến cáo nên thực hiện định kỳ 1 – 2 năm/lần
1.2. Quy trình gói khám sức khoẻ doanh nghiệp bao gồm những gì?
Theo đó, quy trình khám sức khoẻ định kỳ doanh nghiệp cũng đã được nêu rõ trong văn bản của Thông tư 14/TT-BYT. Từ đó, các đơn vị y tế đều yêu cầu người lao động khi tham gia hoạt động này đều phải tuân thủ nghiêm ngặt.
– Bước 1: Khai báo thông tin cá nhân và nhận hồ sơ khám sức khoẻ
Khi người lao động đến khám sức khoẻ tại đơn vị y tế mà công ty đăng ký, họ sẽ phải khai báo thông tin cá nhân (bao gồm họ tên, sđt và số CMND/CCCD) cho lễ tân. Sau đó nhận hồ sơ khám của mình và bắt đầu tiến hành các danh mục khám.
– Bước 2: Đo thể lực
Đây là bước khám cơ bản đầu tiên trong gói khám sức khoẻ doanh nghiệp. Người lao động sẽ được đo chỉ số cân nặng, chiều cao, đo huyết áp.
– Bước 3: Lấy mẫu xét nghiệm (máu và nước tiểu)
Yêu cầu duy nhất của bước khám này là người lao động không được ăn sáng, uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.
– Bước 4: Khám lâm sàng
Bước khám này bao gồm khám nội tổng quát, khám mắt, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt. Chú ý bạn nên vệ sinh cơ thể, răng miệng, tai sạch sẽ, tránh làm ảnh hưởng đến tầm quan sát của bác sĩ.
– Bước 5: Chẩn đoán hình ảnh
Bao gồm: chụp X-quang và siêu âm. Đây là 2 danh mục khám bắt buộc mà doanh nghiệp đều phải đăng ký trong gói khám. Lưu ý nhỏ là nên uống nhiều nước để bác sĩ dễ dàng quan sát ổ bụng của mình.
– Bước 6: Trả kết quả và tư vấn sức khoẻ
Cuối cùng là người lao động sẽ đến phòng khám nội để gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa, lắng nghe kết quả thăm khám của mình và nhận tư vấn về chăm sóc sức khoẻ.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp câu hỏi: Có nên khám sức khỏe trước kết hôn
Bước khám đo thể lực không thể thiếu trong quy trình khám sức khoẻ doanh nghiệp
2. Nên lựa chọn khám sức khoẻ định kỳ tổng quát doanh nghiệp ở đâu?
Hiện nay trên địa bàn nước ta, có rất nhiều đơn vị y tế có dịch vụ khám sức khoẻ doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để chọn ra được địa chỉ y tế khám uy tín – chất lượng nhất, giúp doanh nghiệp an tâm trao gửi sức khoẻ nhân viên. Dựa vào các tiêu chí dưới đây để chủ doanh nghiệp lựa chọn cơ sở khám cho lao động:
– Cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại: Một địa chỉ y tế khám uy tín chắc chắn sẽ sở hữu không gian khám sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh y tế theo đúng quy định của Bộ Y tế.
– Hệ thống trang thiết bị tiên tiến: Máy móc công nghệ cao giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý chính xác, hạn chế sai sót trong quá trình khám bệnh.
– Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm: Bác sĩ tay nghề giỏi giúp đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh chính xác và có biện pháp chữa trị trong trường hợp người lao động mắc bệnh.
– Chất lượng dịch vụ y tế tốt: Điều gắn kết khách hàng với địa chỉ y tế yêu cầu chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp. Bao gồm: thái độ phục vụ của nhân viên y tế nhiệt tình, tận tâm cùng tư vấn nhanh chóng, không mất nhiều thời gian.
>>>>>Xem thêm: Dân văn phòng nên khám sức khỏe tổng quát ngoài giờ
Đội ngũ bác sĩ giỏi là yếu tố quyết định chủ doanh nghiệp có nên lựa chọn khám hay không
Hy vọng bài viết trên đã giúp quý vị hiểu rõ về nội dung và quy trình của một gói khám sức khoẻ doanh nghiệp, từ đó lựa chọn đơn vị y tế khám cho lao động phù hợp nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.