Bệnh lây truyền tình dục là những bệnh lây truyền chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn, tuy nhiên đó không phải là con đường duy nhất, có nhiều ý kiến cho rằng bệnh tình dục có thể lây qua đường miệng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu bệnh tình dục có thể lây qua những con đường nào, đặc biệt là bệnh tình dục có lây qua đường miệng hay không. Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu khả năng lây nhiễm của bệnh tình dục qua đường miệng
1. Đặc điểm của bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là những căn bệnh do vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng gây ra và dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục.
Bệnh tình dục do nhiều tác nhân gây ra và dễ lây lan từ người sang người
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có đa dạng các triệu chứng, từ triệu chứng rõ ràng đến các trường hợp không có triệu chứng gì. Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở các bệnh tình dục là:
– Nổi sẩn hoặc vết loét ở vùng sinh dục, miệng, hay hậu môn.
– Tiểu đau hoặc rát.
– Chảy dịch từ lỗ tiểu.
– Dịch tiết âm đạo có mùi và lượng không bình thường.
– Chảy máu âm đạo bất thường.
– Đau khi quan hệ tình dục.
– Đau, sưng hạch, đặc biệt là ở vùng háng, và có thể lan rộng.
– Đau bụng dưới.
– Sốt.
– Phát ban trên da như ở thân, bàn tay, hoặc bàn chân.
Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau tiếp xúc hoặc có thể trì hoãn sau nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, phụ thuộc vào sinh vật gây bệnh.
2. Bệnh tình dục có lây qua đường miệng không?
2.1. Giải đáp bệnh tình dục có lây qua đường miệng không?
Con đường lây lan chủ yếu của các bệnh tình dục là qua quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên các bệnh cũng có thể lây truyền qua đường miệng và các tiếp xúc khác. Mọi tiếp xúc da kề da với bộ phận sinh dục đều có thể là nguồn lây nhiễm của nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần làm trước khi mang thai
Bệnh tình dục có lây qua đường miệng
Dưới đây là một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng:
– Bệnh Chlamydia: Là bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra, có khả năng lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng, nó cũng có thể lây truyền qua đường hậu môn hoặc âm đạo. Triệu chứng thường không rõ ràng, nhưng nếu xuất hiện, có thể bao gồm đau họng.
– Bệnh Lậu: Bệnh lậu là bệnh phổ biến do nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Có khả năng lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng, nhưng rủi ro chính xác là khó xác định. Triệu chứng có thể xuất hiện sau một thời gian ngắn, bao gồm đau họng.
– Giang Mai: Giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Nó có thể ảnh hưởng đến miệng và môi, bộ phận sinh dục, hậu môn, trực tràng. Nếu không điều trị, giang mai có thể gây tổn thương nghiêm trọng về mạch máu và hệ thần kinh.
– Herpes Simplex Virus (HSV-1 và HSV-2): HSV-1 và HSV-2 có thể lây truyền qua tiếp xúc miệng với miệng hoặc miệng với bộ phận sinh dục. Miệng và môi xuất hiện mụn rộp và vết loét là các triệu chứng chung của nhiễm HSV.
– HPV: HPV là một trong những loại virus gây u nhú phổ biến và có thể lây truyền qua quan hệ bằng miệng. Nó có thể ảnh hưởng đến miệng, họng, bộ phận sinh dục, cổ tử cung, hậu môn, và trực tràng.
– HIV: HIV thường lây truyền chủ yếu qua quan hệ đường âm đạo và hậu môn. Nguy cơ lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng là rất thấp, nhưng vẫn có nguy cơ.
2.2. Các con đường khác dễ lây lan bệnh tình dục
Bên cạnh quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền qua đường miệng, các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây lan qua những con đường khác, như là:
– Đường máu: Hầu hết các bệnh lây qua đường tình dục có khả năng lây truyền qua đường máu. Điều này có thể xảy ra khi máu của người nhiễm bệnh tiếp xúc trực tiếp với máu của người khác thông qua việc sử dụng chung bơi kim tiêm, dụng cụ cắt, tỉa, cạo râu,…
– Lây từ mẹ sang con: Một số bệnh lây qua đường tình dục có thể được truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở, hoặc qua sữa mẹ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé ngay từ khi mới sinh.
– Tiếp xúc trực tiếp với vết lở loét trên da: Việc tiếp xúc trực tiếp với vết lở loét trên da của người bệnh cũng là một con đường lây nhiễm. Điều này thường xảy ra trong trường hợp mắc các bệnh như giang mai, mụn rộp sinh dục.
Những đường lây truyền này làm tăng nguy cơ lây nhiễm của bệnh tình dục, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát để giảm thiểu sự lây truyền bệnh trong cộng đồng là quan trọng và cần thiết.
3. Biện pháp phòng các bệnh tình dục lây qua đường miệng
Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Dưới đây là những biện pháp giúp phòng ngừa mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm.
– Tránh quan hệ tình dục khi bạn hoặc bạn tình có dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục như rạn da, mụn nhọt, lở loét. Việc này giúp giảm nguy cơ lây truyền bệnh.
– Nếu trong miệng có vết thương hở, hãy tránh quan hệ tình dục đường miệng vì nguy cơ lây truyền bệnh rất cao. Hãy đảm bảo miệng và bộ phận sinh dục của bạn và bạn tình đều ở trạng thái sức khỏe tốt.
– Sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng để giảm nguy cơ lây truyền bệnh lây qua đường tình dục.
– Rửa sạch tay và bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục đường miệng để giảm nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh liên quan.
– Thực hiện quan hệ tình dục đường miệng một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
– Nam giới nên tránh việc xuất tinh trong miệng để giảm nguy cơ lây lan bệnh cho bạn tình.
– Chỉ nên thực hiện quan hệ tình dục đường miệng với người mà bạn tin tưởng và không nên quan hệ với nhiều bạn tình. Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tạo ra môi trường tình dục an toàn hơn cho bạn.
Ngoài ra, bạn cần chú ý một số điều dưới đây khi quan hệ để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bảo vệ sức khỏe:
– Luôn sử dụng bao cao su khi thực hiện quan hệ tình dục với bạn tình.
– Thực hiện xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục định kỳ, ngay cả khi không có triệu chứng. Điều này giúp phát hiện và điều trị sớm, đồng thời ngăn chặn sự lây lan.
>>>>>Xem thêm: Tất tần tật về gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung
Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là quan trọng để phát hiện và điều trị các bệnh tình dục
– Kiểm tra sức khỏe tình dục khi có dấu hiệu nghi ngờ, để phát hiện và điều trị sớm, gia tăng hiệu quả điều trị.
– Nếu bạn bị nhiễm bệnh, điều trị ngay và thông báo cho bạn tình để họ cũng điều trị, giảm nguy cơ lây ngược.
– Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV và viêm gan giúp giảm nguy cơ mắc những bệnh lây truyền quan trọng.
Bằng cách thực hiện những biện pháp trên, bạn đang chủ động bảo vệ sức khỏe tình dục của mình và giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh lây đường tình dục. Nếu có các thắc mắc về bệnh tình dục hoắc đang lo lắng cho sức khỏe của bản thân, bạn có thể liên hệ ngay với TCI để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.