Sức khỏe của người lao động chính là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cũng như doanh thu của doanh nghiệp. Bởi vậy, chăm lo sức khỏe cho nhân viên là cách giúp doanh nghiệp phát triển đồng thời đây cũng là hoạt động giúp lãnh đạo công ty thể hiện sự quan tâm dành cho nhân viên của mình. Vậy khám sức khỏe cho nhân viên có bắt buộc không? Xem lời giải đáp dưới đây bạn nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu khám sức khỏe cho nhân viên có bắt buộc không
1. Giải đáp khám sức khỏe cho nhân viên có bắt buộc không?
1.1. Đối với doanh nghiệp, việc khám sức khỏe cho nhân viên có bắt buộc không?
Đối với doanh nghiệp, khám sức khỏe cho người lao động là việc làm bắt buộc theo quy định của nước ta. Căn cứ theo Điều 152, Bộ luật lao động 2012:
– Người sử dụng lao động cần phải căn cứ dựa trên tiêu chuẩn sức khỏe quy trình cho từng loại công việc để tuyển dụng cũng như sắp xếp vị trí lao động phù hợp.
– Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên, kể cả người học nghề, tập nghề. Đối với lao động nữ cần được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, công việc nặng nhọc hay người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi cần được thăm khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/ lần.
Như vậy, theo như pháp luật quy định thì doanh nghiệp bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động sẽ bị phạt theo quy khoản 13 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng/ người lao động đối (tối đa không quá 75 triệu) đối với người sử dụng lao động không tổ chức khám định kỳ cho nhân viên. Trừ trường hợp tổ chức nhưng người lao động không tham gia.
– Tổ chức vi phạm có thể phạt tiền gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. Điều này tương đương với việc doanh nghiệp có thể bị phạt lên tới 150 triệu đồng nếu không khám cho người lao động.
Đối với doanh nghiệp, khám sức khỏe cho người lao động là việc làm bắt buộc theo quy định của nước ta
1.2. Đối với người lao động, việc khám sức khỏe cho nhân viên có bắt buộc không?
Khám sức khỏe tại công ty là hoạt động thăm khám do doanh nghiệp tổ chức cho người lao động. Hoạt động này không hề bắt buộc đối với người lao động, đồng nghĩa với việc người lao động có thể tham gia hoặc không. Tuy nhiên, đây là hoạt động mang đến nhiều quyền lợi cho nhân viên đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của họ đối với doanh nghiệp.
– Khám sức khỏe tại công ty là quyền lợi của người lao động: Tham gia khám sức khỏe công ty sẽ giúp người lao động phòng ngừa hoặc kịp thời phát hiện bệnh lý (nếu có bệnh). Đây chính là thời điểm để người lao động chủ động nắm bắt sức khỏe bản thân và chủ động xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp với thể trạng của mình. Hơn nữa, việc khám sức khỏe tại doanh nghiệp sẽ giúp người lao động tiết kiệm được chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm.
– Khám sức khỏe do công ty tổ chức là thể hiện trách nhiệm với doanh nghiệp: Mặc dù là hoạt động thăm khám không bắt buộc nhưng việc khám sức khỏe tại doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm của người lao động. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp có thể nắm bắt thể trạng của người lao động để sắp xếp vị trí làm việc phù hợp. Việc người lao động tham gia đầy đủ sẽ giúp đỡ doanh nghiệp hoàn thiện điều này.
Tìm hiểu thêm: Có gì trong các gói khám sức khỏe định kỳ?
Khám sức khỏe tại công ty là quyền lợi và trách nhiệm của người lao động
2. Khám sức khỏe cho nhân viên bao gồm những gì?
Khám sức khỏe cho nhân viên bao gồm những gì sẽ phụ thuộc vào đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ kết hợp với cơ sở y tế để xây dựng danh mục khám phù hợp với người lao động của mình. Tuy nhiên, những danh mục này bắt buộc phải có đầy đủ theo như quy định của pháp luật bao gồm:
Danh mục khám lâm sàng:
– Khám nội: Danh mục khám bao gồm nội dung, tiết niệu, tim phổi,…
– Khám ngoại: Các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp, vận động,…
– Khám da liễu để theo dõi các bệnh liên liên quan đến da, viêm nhiễm,…
– Răng hàm mặt: Thăm khám răng, kiểm tra các vấn đề liên quan đến nướu và viêm răng,…
– Khám tai mũi họng: Theo dõi và kiểm tra các bệnh về mắt, họng, mũi,…
Danh mục thăm khám cận lâm sàng:
– Chụp X-Quang ngực phẳng giúp theo dõi tim, phát hiện các vấn đề về phổi.
– Xét nghiệm nước tiểu: Theo dõi những bệnh lý liên quan đến viêm đường tiết niệu, đái tháo đường,…
– Xét nghiệm công thức máu: Theo dõi lượng tế bào máu, bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu,…
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể bổ sung các danh mục khám các ngoài quy định như điện tâm đồ, siêu âm ổ bụng…
>>>>>Xem thêm: Quy trình và lưu ý của khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
Xét nghiệm máu là danh mục không thể thiếu trong khám sức khỏe đoàn
3. Cần chuẩn bị gì khi khám sức khỏe công ty?
3.1. Đối với doanh nghiệp
Khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, doanh nghiệp cần lưu ý:
– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiến hành khám sức khỏe cho người lao động: Doanh nghiệp nên chọn những địa chỉ sở hữu đội ngũ chuyên gia giỏi, trang thiết bị hàng đầu cùng đội ngũ hướng dẫn viên nhiệt tình để hướng dẫn khám cho người lao động của mình.
– Xây dựng danh mục khám phù hợp: Mỗi doanh nghiệp có đặc thù công việc riêng, do đó khi khám sức khỏe cho người lao động doanh nghiệp cần xây dựng gói khám riêng phù hợp với tính chất công việc của doanh nghiệp mình.
– Chuẩn bị hồ sơ và nhắc nhở người lao động trước, trong và sau quá trình thăm khám.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần tổ chức thăm khám định kỳ cho người lao động từ 1 – 2 lần/ năm tùy thuộc vào tính chất công việc của người lao động.
3.2. Đối với người lao động
Người lao động khi tham gia khám sức khỏe do doanh nghiệp tổ chức nên lưu ý những điều sau:
– Phối hợp với doanh nghiệp để cung cấp đầy đủ thông tin giúp chuẩn bị hồ sơ cho thăm khám.
– Tuân thủ những quy định mà công ty và cơ sở y tế đã đưa ra.
– Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
– Không uống rượu, bia, cà phê hay sử dụng những chất kích thích tránh làm ảnh hưởng tới kết quả thăm khám.
– Mặc quần áo rộng rãi để quá trình thăm khám được diễn ra thuận lợi nhất.
– Chuẩn bị tiểu sử bệnh lý của bản thân và gia đình để cung cấp cho bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu có câu hỏi hay thắc mắc có thể hỏi trực tiếp bác sĩ để được giải đáp.
Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi khám sức khỏe cho người lao động có bắt buộc không còn phụ thuộc vào từng đối tượng. Hoạt động thăm khám này là bắt buộc đối với doanh nghiệp, còn đối với người lao động thì việc tham gia hay không là do họ lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của bản thân và trách nhiệm với doanh nghiệp thì người lao động nên tham gia khám sức khỏe đầy đủ tại doanh nghiệp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.