Viêm amidan khiến sức khoẻ, cuộc sống của người mắc bệnh nên bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh chủ động điều trị để bảo toàn sức khoẻ tai mũi họng. Cùng tìm hiểu khi nào cần cắt amidan để bảo vệ sức khỏe tai mũi họng tối ưu ngay trong bài viết sau đây!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu khi nào cần cắt amidan
1. Về bệnh viêm amidan
Amidan là tổ chức lympho nằm ở cổ họng, đảm nhiệm vai trò miễn dịch tại chỗ nhằm chống lại sự xâm nhập của tác nhân có hại. Do nằm ở ngay “cửa ngõ” của cơ thể cũng như có nhiều hốc, khe nên amidan rất dễ bị viêm nhiễm khi có sự tấn công. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng thường được ghi nhận là ở trẻ nhỏ do đề kháng ké. Mặc dù viêm amidan không đe dọa tính mạng người mắc bệnh nhưng lại là mối lo bởi có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
1.1. Nguyên nhân
Amidan là với cấu tạo gồm nhiều khe, hốc, được coi là môi trường lý tưởng để các tác nhân có hại trú ngụ. Các chuyên gia cho biết, virus, vi khuẩn, đôi khi có thể là nấm hoặc ký sinh trùng là những tác nhân chính gây viêm amidan ở người bệnh hiện nay. Chúng thường trú ngụ ở cấu trúc amidan, sau đó lợi dụng khi cơ thể suy giảm hệ miễn dịch rồi tấn công và gây viêm nhiễm.
Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ viêm amidan ở mọi người:
– Người đang mắc các bệnh đường hô hấp trên nhưng chưa điều trị dứt điểm hoặc không điều trị.
– Người hút thuốc nhiều, thường xuyên sử dụng rượu bia hoặc các loại đồ uống kích thích, có cồn.
– Người không vệ sinh tai mũi họng đúng cách và đều đặn hằng ngày.
– Người sinh sống ở môi trường có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn nước kém đảm bảo.
– Người dễ bị dị ứng với phấn hoa, khói bụi, hóa chất, mỹ phẩm, đồ ăn, lông động vật…
– Người mắc bệnh toàn thân nguy hiểm hoặc đang trong thời kỳ đặc biệt khiến đề kháng giảm sút…
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm amidan là do các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus…
1.2. Dấu hiệu
Viêm amidan thường biểu hiện thành các triệu chứng tương tự như các bệnh viêm đường hô hấp trên khác. Mọi người có thể nhận biết bản thân có đang mắc viêm amidan hay không qua một số dấu hiệu như:
– Sưng amidan
– Đau họng
– Sốt cao
– Hôi miệng
– Phì đại hạch bạch huyết
– Nuốt vướng
– Trẻ mệt mỏi, biếng ăn…
Mọi người nên chủ động đi khám khi thấy dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bản thân bị viêm amidan để được điều trị kịp thời với phác đồ phù hợp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
1.3. Biến chứng
Nếu không điều trị kịp thời, viêm amidan có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người mắc bệnh:
– Biến chứng tại chỗ: Dẫn tới áp xe amidan, amidan hốc mủ…
– Biến chứng chứng kế cận: Vêm tai ngoài, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, …
– Biến chứng toàn thân: Viêm cầu thận, viêm phổi, viêm, viêm cơ tim, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…
Để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chủ động đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị với phương pháp phù hợp và hiệu quả.
Viêm amidan có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
2. Cắt amidan là gì?
Phẫu thuật là một trong những phương pháp thường được áp dụng để điều trị viêm amidan bởi phương pháp này được đánh giá cao về tính hiệu quả, an toàn cho người bệnh. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ tổ chức amidan bị viêm một cách triệt để nhằm bảo toàn sức khỏe vòm họng, ngăn ngừa tổn thương lan sang các khu vực khác. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cắt amidan nhưng hiệu quả cao được ghi nhận phải kể tới công nghệ Plasma Plus.
Công nghệ Plassma Plus sử dụng sóng siêu âm để bóc tách ổ viêm một cách nhẹ nhàng, giúp phẫu thuật diễn ra nhanh chóng nhưng đạt kết quả tối ưu. Phẫu thuật gần như không gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh, ổ viêm được loại bỏ triệt để giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh, chăm sóc sau mổ cũng dễ dàng hơn.
Sau phẫu thuật, người bệnh nên xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Đồng thời, nếu sau mổ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau họng, chảy máu, sốt cao… thì người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Bệnh vẹo vách ngăn mũi và cách điều trị, bạn đã biết?
Phẫu thuật là một trong số các phương pháp thường được áp dụng để điều trị viêm amidan
3. Khi nào cần cắt amidan?
Một trong những băn khoăn mà không ít người trăn trở là khi nào cần cắt amidan hoặc có phải ai bị viêm amidan cũng cần phải phẫu thuật hay không? Trên thực tế, điều trị viêm amidan có thể áp dụng nhiều phương pháp và phẫu thuật là một trong số đó. Do vậy, phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh thuộc các đối tượng sau đây:
– Người bị viêm amidan mạn tính, tình trạng viêm nhiễm thường xuyên tái diễn nhiều lần trong năm khiến sức khỏe giảm sút, gây bất tiện trong sinh hoạt.
– Người bị viêm amidan có ổ viêm kích thước quá lớn khiến đường thở bị chít hẹp, cản trở quá trình hô hấp và gây ngủ ngáy, nuốt vướng, ngưng thở khi ngủ,…
– Người bị viêm amidan diễn ra trong thời gian dài nhưng điều trị nội khoa không tích cực, bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng hơn.
– Người bị viêm amidan xuất hiện tình trạng áp xe, gây ra biến chứng tại chỗ như viêm họng hạt, viêm tai giữa, viêm mũi xoang… hoặc biến chứng toàn thân nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm phổi,…
– Người bị viêm amidan nghi ngờ có khối u ác tính cần phải phẫu thuật để giải phẫu mô bệnh học, tạo căn cứ để bác sĩ điều trị cho người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Ù tai kéo dài là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm khi nào cần cắt amidan
Như vậy, mọi người đã có thể nắm được thời điểm khi nào cần cắt amidan để bảo toàn sức khỏe tai mũi họng, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, đạt kết quả cao thì mọi người nên lựa chọn các cơ sở y tế có uy tín, bác sĩ chuyên môn cao và phẫu thuật bằng công nghệ hiện đại, tiên tiến.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.