Tìm hiểu mài răng bọc sứ bị ê buốt do đâu và cách khắc phục

Mài răng bọc sứ bị ê buốt nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng ê buốt hay đau nhức sau khi mới bọc răng sứ? Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu mài răng bọc sứ bị ê buốt do đâu và cách khắc phục

1. Các nguyên nhân gây tình trạng mài răng bọc sứ bị ê buốt

Tìm hiểu mài răng bọc sứ bị ê buốt do đâu và cách khắc phục

Có nhiều nguyên nhân khiến răng sau bọc sứ bị ê buốt

Sau khi mài răng bọc sứ bị ê buốt là tình trạng mà không ít người gặp phải. Theo các chuyên gia, có 5 nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này bao gồm:

1.1. Do nướu răng chưa kịp thích nghi với mão răng mới

Sau khi bọc răng sứ, nướu răng có thể cần một thời gian để thích nghi với chất liệu mới, vậy nên đã sinh ra cảm giác ê buốt nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ kéo dài trong vài tuần là nướu đã có thể hoàn toàn thích nghi với mão răng.

1.2. Do vấn đề tủy răng bị viêm chưa được điều trị triệt để trước bọc sứ

Trước khi bọc răng sứ, việc điều trị viêm tủy răng triệt để là vô cùng cần thiết. Nếu viêm tủy răng không được điều trị triệt để mà đã bọc răng sứ thì rất dễ dẫn tới tình trạng ê buốt khi phải mài răng bọc sứ. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn còn có thể tấn công gây hỏng chân răng mà mất răng hoàn toàn.

1.3. Do keo nha bị lỏng gây tình trạng ê buốt

Mão răng sứ được kết nối với răng thật thông qua keo nha khoa đặc biệt. Nếu quá trình lắp đặt không được thực hiện chính xác hoặc keo nha khoa bị lỏng, có thể gây ra tình trạng ê buốt.

1.4. Lắp mão răng sứ không đúng cách hoặc không đối xứng với khớp cắn

Khi mão răng sứ được lắp không đúng cách hoặc không khớp chính xác với khớp cắn, áp lực khi nhai có thể tác động không đều lên răng sứ. Chính điều này đã gây cảm giác đau nhức, ê buốt sau khi bọc răng sứ.

1.5. Do mão răng sứ kém chất lượng

Mão răng sứ kém chất lượng, đặc biệt là những loại không có nguồn gốc rõ ràng hoặc không đảm bảo tính dẫn nhiệt, có thể làm tăng khả năng răng sứ bị nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh.

Như vậy, hầu hết nguyên nhân gây nên tình trạng mài răng bọc sứ bị đau hay ê buốt đều phát sinh từ kỹ thuật chỉnh nha kém và chất lượng mão răng chưa đạt chuẩn. Do đó, một trong những yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả bọc răng sứ như ý, không đau, không ê buốt là bạn nên chọn cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.

Tại các cơ sở nha khoa uy tín như Khoa răng hàm mặt TCI, dịch vụ bọc răng sứ sẽ được tiến hành theo quy trình khoa học, thực hiện trực tiếp bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Nhờ thao tác nhanh, gọn và chuẩn xác, quá trình bọc răng sứ được diễn ra thuận lợi, dễ dàng, mang tới cho khách hàng kết quả hài lòng nhất.

2. Cách khắc phục tình trạng răng sau bọc sứ bị ê buốt

Tìm hiểu thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không?

Tìm hiểu mài răng bọc sứ bị ê buốt do đâu và cách khắc phục

Súc miệng với nước muối có thể hỗ trợ giảm ê cho răng sau bọc sứ

Nếu trong 1 – 2 tuần đầu sau bọc răng sứ bạn có cảm giác răng bị ê buốt, thì đây là điều hoàn toàn bình thường. Lý do là bởi trước khi bọc mão sứ, răng thật của bạn đã bị mài nhỏ đi nên sinh ra cảm giác ê buốt.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, bạn có thể áp dụng một số cách khắc phục rất đơn giản sau:

– Hãy súc miệng với nước muối sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là mỗi tối trước khi đi ngủ. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, trong dung dịch muối có nhiều ion giúp làm giảm viêm và tiêu sưng hiệu quả.

– Dùng túi đá chườm vào vùng má gần răng bọc sứ là cách có thể giúp bạn giảm ê buốt, đau nhức tạm thời. Tuy nhiên, bạn không nên chườm trực tiếp lên vị trí răng bọc sứ vì có thể khiến tình trạng ê buốt thêm nghiêm trọng hơn.

Lưu ý rằng, việc ăn uống đồ không phù hợp: như đồ ăn quá cứng, nước uống quá lạnh hoặc quá nóng… có thể khiến tình trạng răng ê buốt sau bọc sứ kéo dài hơn. Tốt nhất, bạn nên cẩn trọng hơn trong ăn uống, chăm sóc răng miệng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ nha khoa. Trường hợp quá 2 tuần tình trạng ê buốt răng sau bọc sứ không chấm dứt, bạn cần đi khám ngay để bác sĩ chẩn đoán, xác định nguyên nhân và tư vấn điều trị.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng khỏe mạnh, răng không ê buốt

Tìm hiểu mài răng bọc sứ bị ê buốt do đâu và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Lựa chọn địa chỉ cấy ghép implant tại Hà Nội

Duy trì khám răng định kỳ để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe răng miệng

Để duy trì sức khỏe cho răng sau bọc sứ nói riêng và toàn hàm răng nói chung, bạn nên xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng cẩn thận, khoa học mỗi ngày:

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: Hãy đánh răng vào mỗi buổi sáng và tối, thời điểm tốt nhất là sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút. Khi đánh răng, hãy chải dọc từ trên xuống, từ trong ra ngoài để loại bỏ hết các mảng bám có thể tích tụ trên răng.

– Nên sử dụng bàn chải mềm hoặc máy tăm nước: Điều này sẽ tránh tạo ra áp lực quá lớn trên răng sứ, giảm thiểu nguy cơ tổn thương cho răng mỗi khi đánh răng, đặc biệt là răng sứ.

– Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Điều này sẽ giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trong khoang miệng hiệu quả. Bạn nên hạn chế hoặc không dùng tăm vì nó có thể gây tổn thương cho nướu và chân răng của bạn.

– Không sử dụng thuốc: Điều này sẽ tránh cho răng sứ bị xỉn màu và ố vàng, làm mất đi thẩm mỹ.

– Phân bố lực nhai đều: Khi ăn uống, hãy phân bố lực nhai đều ở cả hai hàm răng để răng sứ không phải chịu áp lực quá mạnh.

– Xử lý tình trạng nghiến răng: Nếu bạn có thói quen nghiến răng, hãy sử dụng máng chống nghiến khi ngủ hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để giải quyết tình trạng này. Mục đích nhằm tránh ảnh hưởng đến độ bền của răng sứ.

– Khám răng định kỳ: Hãy thường xuyên khám răng miệng ít nhất  6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề không bình thường về răng miệng. Khi khám răng, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng răng sứ của bạn, tư vấn và điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp để tăng độ bền cho các mão răng sứ.

Trên đây bài viết đã đáp tới bạn nguyên nhân gây tình trạng mài răng bọc sứ bị ê buốt. Hy vọng với các giải pháp mà chúng tôi đã gợi ý trong bài sẽ giúp bạn sớm khắc phục tình trạng ê buốt hay nhức răng trong những ngày đầu mới bọc sứ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *