Bạn đã bao giờ nghe về mẹo chữa hóc xương cá bằng tỏi chưa? Vâng, thực tế có những tin đồn về việc dùng tỏi trị hóc xương cá. Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề hóc dị vật, hãy thử cùng tìm hiểu về mẹo đang được truyền tai này ngay nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu mẹo chữa hóc xương cá bằng tỏi
1. Cách chữa hóc xương cá bằng tỏi theo quan niệm dân gian
Hóc xương cá là tai nạn dị vật khá phổ biến, đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ. Việc dễ bắt gặp và dễ bị mắc xương cá khiến chúng ta có xu hướng tìm những cách chữa hóc đơn giản, tiện lợi nhất và có thể thực hiện luôn. Do đó, việc tìm kiếm mẹo chữa hóc xương cá là xu hướng chung hiện nay.
Trong khi đó, tỏi là một gia vị quen thuộc, sẵn có trong nhà bếp của các gia đình Việt. Mẹo dùng tỏi kết hợp để chữa hóc xương cá được truyền tai nhau với cách thức khá đơn giản.
1.1. Dùng tỏi chữa hóc xương cá như thế nào?
Mẹo dùng tỏi để chữa mắc xương cá được thực hiện như sau:
– Bóc sẵn một nhánh tỏi.
– Kiểm tra vị trí xương hóc. Để làm điều này, hãy dùng đèn pin quan sát khu vực hầu họng và xác định mảnh xương cá hóc đang nằm ở phía nào. Nếu mảnh hương mắc hóc ở bị trí bên trái, hãy nhét ánh tỏi và mũi bên phải. Và ngược lại, khi xương cá mắc hóc ở bên phải, hãy để ánh tỏi vào mũi bên trái.
– Dùng tay bịt phần mũi không có tỏi. Thở đều bằng miệng.
– Sau khoảng 2-4 phút, cảm giác buồn nôn sẽ ập đến. Khi đó, xương cá có thể trôi ra ngoài cùng cơn nôn.
Tỏi được xem là một phương pháp để chữa hóc xương cá
1.2. Chữa hóc xương cá bằng tỏi có hiệu quả không?
Thực tế, không phải ai cũng thực hiện thành công việc chữa hóc xương cá bằng cách dùng tỏi như đã nêu ở trên. Thêm nữa, quy trình trên cần xác định vị trí xương cá. Như vậy, trong trường hợp không thể nhìn thấy xương cá, thì việc dùng tỏi để đẩy xương cá không thể thực hiện được. Đó là chưa kể đến trường hợp, nhiều người không bị buồn nôn khi nhét tỏi vào mũi.
Mẹo dùng tỏi chữa hóc xương cá hiện tại cũng chưa được giải thích logic. Có thể, với những người mẫn cảm với tỏi, việc thực hiện cách này đôi khi có thể hiệu quả. Một số khác nhét tỏi vào mũi có thể biến thành dị vật mũi, không lấy ra được. Không ít những trường hợp nhét tỏi vào mũi đã phải đến các cơ sở y khoa để lấy dị vật mũi họng.
Ngoài ra, cần cảnh giác rằng, trong tỏi có chứa các chất hoá học dễ gây ra các phản ứng và vấn đề như dị ứng, viêm da, kích ứng niêm mạc,… Đáng chú ý một miếng tỏi nếu kẹt trong khoang mũi quá lâu có thể gây nhiễm trùng và phải phẫu thuật. Chính vì thế, đây không phải là cách chữa hóc mà các bác sĩ dành lời khuyên cho bệnh nhân.
2. Cẩn trọng khi bị hóc xương cá
Việc chữa hóc xương cá đã được cảnh báo: nên loại bỏ xương cá gây hóc sớm trong 24h để tránh các biến chứng. Thực tế, đã có nhiều trường hợp hóc xương cá gặp nhiều tình huống nguy hiểm như:
– Xương cá đâm ngang họng gây hóc, đau dữ dội tại chỗ.
– Ngạt thở, khó thở do xương cá chèn ép đường thở.
– Ngất lịm, tắc thở vì xương cá bị hóc ở thanh quản, khí quản. gây đâm hoặc làm nghẹt đường thở
Một số khác, hóc xương cá gây biến chứng sau nhiều ngày đâm trong cổ họng. Khi đó, tình trạng áp xe vùng họng, viêm nhiễm, hoại tử các mô xung quanh rất phổ biến. Tình trạng áp xe cũng khiến vấn đề thở của người bệnh khó khăn. Nặng hơn, xương cá có thể bị chèn ép, đâm xuyên vùng cổ hoặc đâm vào phổi, gây viêm phổi.
Cũng cần cẩn trọng tình huống xương thoát khỏi hầu họng, đi theo đường thức ăn đến dạ dày, thực quản và có thể gây tổn hại đến các cơ quan này bằng các bệnh lý như thủng dạ dày, thủng ruột non, viêm thực quản,…
Vì vậy, khi bị hóc xương cá, bạn nên sớm có những biện pháp gắp xương cá bị hóc. Đồng thời, cần kiểm tra lại để không bỏ sót xương cá hóc.
Tìm hiểu thêm: Đừng chủ quan với bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ
Thăm khám để được điều trị hóc xương cá phù hợp
3. Xử trí khi bị hóc xương cá
3.1. Gắp xương cá đúng cách
Khi bị hóc xương cá, đừng cố nuốt. Việc nuốt xương cá khiến cổ họng bạn bị đau và chịu thương tổn nhiều hơn. Đó còn là chưa tính đến những nguy hiểm khi mảnh xương cá to, không thể tiêu hóa rơi xuống các vị trí khác. Bạn có thể tự gắp xương cá bằng thao tác đơn giản:
– Sử dụng đèn pin để xác định vị trí xương cá hóc trong cổ họng của người bị hóc.
– Dùng kẹp y tế để gắp xương cá bị hóc theo hướng phù hợp. Chú ý để không gây ảnh hưởng đến các vùng niêm mạc khác.
– Uống nước để kiểm tra xác nhận không còn xương hóc.
Cũng cần lưu ý rằng, việc tự gắp xương cá này chỉ thực hiện khi kiểm tra xác định được vị trí xương cá trong cổ họng. Nếu không thể tìm được xương cá hóc, bạn nên thực hiện theo cách khác. Hoặc, bạn nên đến các cơ sở y khoa uy tín để được hỗ trợ phù hợp.
3.2. Gắp xương cá tại các cơ sở y tế
Khi đến các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng uy tín, người bệnh sẽ được kiểm tra cụ thể và xác định chính xác vị trí xương cá hóc. Nhờ đó, các bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp phù hợp để điều trị.
3.2.1. Thủ thuật đẩy xương cá hóc
Phương pháp phù hợp với các xương khu vực sống lưng hoặc các xương cá không phải hình dạng sắc nhọn. Trong trường hợp này, có thể thực hiện nghiệm pháp Heimlich để đẩy xương cá ra cho người bệnh.
Để thực hiện phương pháp này, người hỗ trợ sẽ tác động lực đẩy phù hợp ở vùng thượng vị người bị hóc thep phương từ dưới. Lực này sẽ tác động và khiến xương cá đi ra khỏi hầu họng người bị hóc.
>>>>>Xem thêm: Viêm xoang bệnh lý và những điều cần biết
Hình minh họa một dạng của nghiệm pháp Heimlich
3.2.2. Gắp xương cá nhìn thấy trực tiếp
Bác sĩ có thể nhìn thấy xương cá trực tiếp trong vùng họng miệng của bệnh nhân khi kiểm tra. Lúc này, phương pháp gắp xương cá có thể thực hiện đơn giản. Lợi thế của việc gắp xương cá tại bệnh viện hay các cơ sở y tế là, bạn được các dụng cụ hỗ trợ để cố định hàm và giúp thao tác thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, bác sĩ cũng dùng xịt gây tê để người bệnh hạn chế vấn đề đau do xương cá.
3.2.3. Nội soi gắp xương cá
Với những trường hợp xương cá đâm sâu vào trong họng dưới và bác sĩ phải nội soi mới nhìn thấy, thì việc nội soi gắp xương cá sẽ được áp dụng. Ống nội soi sẽ cho bác sĩ biết vị trí cũng như hình dạng xương cá. Từ đó, giúp bác sĩ gắp xương cá cho người bị hóc một cách dễ dàng.
3.2.4. Phẫu thuật lấy xương cá
Một số trường hợp hóc xương cá biến chứng nặng có thể dùng đến cách này. Đó là khi xương cá ở vị trí hiểm hóc không thể nội soi. Hoặc, xương cá gây áp xe, viêm nhiễm, hoại tử, cần phẫu thuật xử lý. Phẫu thuật có thể mở từ khu lằn cổ. Ở vị trí này, phẫu thuật, vấn đề thẩm mỹ có thể giải quyết dễ dàng hơn.
Như vậy, việc chữa hóc xương cá bằng tỏi không phải là giải pháp có thể áp dụng cho mọi người. Việc chữa hóc xương cá có thể đơn giản, nhưng cũng có thể rất phức tạp. Điều này tùy thuộc vào tình trạng hóc cũng như biến chứng do hóc xương cá với người bệnh. Khi gặp vấn đề này, người bệnh nên thăm khám để được điều trị phù hợp. Điều này vừa an toàn cho sức khỏe, lại có thể tránh các biến chứng lâu dài mà việc hóc xương cá gây nên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.