Tìm hiểu: Mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục? 

Mổ rách sụn chêm là chỉ định điều trị được thực hiện trong nhiều trường hợp và mang lại hiệu quả phục hồi tốt. Nhiều người quan tâm về các phương pháp mổ rách sụn chêm được áp dụng hiện nay và mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục? 

Bạn đang đọc: Tìm hiểu: Mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục? 

1. Sụn chêm là gì: Vị trí, chức năng?

1.1. Vị trí sụn chêm

Sụn chêm khớp gối nằm ở giữa phần dưới xương đùi và phần trên xương chày, có hình bán nguyệt với bề dày trung bình khoảng 3-5mm. Sụn chêm gồm 3 phần là sừng trước, thân giữa và phần sừng sau. Sụn chêm dai, có tính đàn hồi cao để phù hợp với tính năng nâng đỡ.

2 loại sụn chêm là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài.

– Sụn chêm trong: Nằm ở vị trí nằm phía bên trong của khớp gối, có hình chữ C, chiều dài khoảng 5-6cm.

– Sụn chêm ngoài: Nằm ở vị trí phía ngoài khớp gối, có hình dạng giống chữ O.

Tìm hiểu: Mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục? 

Sụn chêm khớp gối nằm ở giữa phần dưới xương đùi và phần trên xương chày

1.2. Chức năng

Sụn chêm tạo nên sự vững chắc của khớp gối, giúp khớp gối thực hiện được chức năng nâng đỡ và chịu lực từ trọng tải cơ thể. Theo đó, chức năng của sụn chêm thể hiện qua:

– Vừa hấp thụ vừa phân tán đều lực tác động lên khớp gối, từ đó giúp hạn chế tình trạng xóc.

– Kết hợp với các bộ phận, cấu trúc khác tạo nên sự vững chắc cho khớp gối. Đảm bảo khả năng nâng đỡ tốt của gối.

– Sụn chêm tạo ra sự tương hợp giữa hai mặt tiếp xúc, giúp dịch bôi trơn được phân bổ trải đều để duy trì dinh dưỡng nuôi phần sụn khớp.

– Góp phần lấp đầy vùng khe khớp, hạn chế nguy cơ bao khớp bị kẹt vào khe khớp.

Theo đó, các trường hợp rách sụn chêm sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn tới khả năng đi lại và vận động cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

2. Chỉ định mổ rách sụn chêm

Hiện nay, mổ rách sụn chêm được thực hiện chủ yếu là phẫu thuật nội soi (ngoài ra còn có mổ mở). Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ áp dụng theo 3 chỉ định là phẫu thuật mổ cắt sụn, phẫu thuật mổ khâu sụn và phẫu thuật mổ ghép sụn.

Tìm hiểu thêm: Viêm khớp bàn chân do đâu? Có nguy hiểm không?

Tìm hiểu: Mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục? 

Người bệnh thực hiện thăm khám chuyên khoa để được chỉ định phương pháp phẫu thuật rách sụn chêm phù hợp.

2.1.  Mổ cắt sụn chêm

Chỉ định thực hiện:

– Rách sụn chêm gối có biểu hiện trên lâm sàng mà không thể thực hiện khâu sụn được;

– Vị trí rách sụn ở vùng trung tâm và vùng vô mạch, nơi có lượng máu nuôi dưỡng nghèo nàn. Khi đó các biện pháp điều trị bảo tồn sẽ không cho hiệu quả;

– Vết rách sụn cũ, đã xảy ra trên 6 tuần.

Tiến hành: Bác sĩ sẽ thực hiện cắt đi một phần hoặc toàn phần của sụn chêm. Trong số các trường hợp phải cắt sụn chêm khớp gối, chứng tỏ đây là trường hợp nghiêm trọng nhất, không thể sửa vết rách và không có khả năng phục hồi. Khi thực hiện cắt, bác sĩ sẽ thực hiện cắt làm sao cho tiết kiệm nhất có thể vùng rách, chừa vùng nguyên giáp bao quanh khớp, đảm bảo giữ vững cấu trúc khớp và độ chịu lực toàn cơ thể không bị giảm sút nhiều.

2.2. Mổ khâu sụn chêm

Chỉ định thực hiện:

– Rách sụn chêm gối làm mất độ vững của khớp;

– Vị trí rách thuộc ở vùng ngoại vi, nơi giàu máu nuôi dưỡng hoặc vùng trung tâm người bệnh còn trẻ tuổi;

– Vết rách sụn mới, xảy ra dưới 6 tuần.

Tiến hành: Kỹ thuật khâu sụn chêm nhằm hạn chế việc phải thực hiện cắt sụn mà vẫn đảm bảo yêu cầu điều trị. Khâu sụn chêm sẽ khôi phục lại hình thái giải phẫu của sụn, đảm bảo thực hiện đúng chức năng của sụn, giải quyết các vấn đề người bệnh gặp phải như đau, kẹp khớp, tràn dịch,… Đây là kỹ thuật cho hiệu quả cao trong điều trị rách sụn chêm và duy trì chức năng của khớp gối theo thời gian. Tuy nhiên, mổ khâu sụn chêm chỉ hiệu quả tốt khi được thực hiện sớm, nếu can thiệp muộn, vùng tổn thương tại vị trí rách bị xơ hóa thì cơ hội phục hồi trở lại là không cao.

2.3. Mổ ghép sụn chêm

Ghép sụn chêm là dạng phẫu thuật khá phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng loại sụn chêm đồng loại (allograft) để ghép vào vùng tổn thương. Với điều kiện hiện tại, tại Việt Nam chưa thể thực hiện được kỹ thuật điều trị hiện đại này nên trong bài viết sẽ không đề cập chi tiết.

3. Mổ rách sụn chêm trong bao lâu thì hồi phục?

Quá trình hồi phục sau mổ phẫu thuật rách sụn chêm sẽ phụ thuộc vào kế hoạch điều trị và theo từng loại phẫu thuật thực hiện. Với trường hợp mổ phẫu thuật thực hiện thành công thì thời gian để hồi phục của người bệnh được đánh giá như sau:

Tìm hiểu: Mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục? 

>>>>>Xem thêm: Thuốc chữa viêm khớp dạng thấp

Thời gian hồi phục sau mổ rách sụn chêm sẽ phụ thuộc vào từng loại hình phẫu thuật.

3.1. Mổ cắt sụn chêm bị rách trong bao lâu thì hồi phục?

Thông thường người bệnh khi thực hiện mổ cắt đi một phần sụn chêm có thể trở lại vận động và sinh hoạt bình thường sau khoảng 7-9 tuần. Tuy nhiên, nó còn vụ thuộc vào diện tích vùng cắt sụn to hay nhỏ, vùng cắt càng to thì thường quá trình hồi phục sẽ lâu hơn. Đặc biệt, với trường hợp cắt sụn chêm toàn phần thì chưa thể xác định chính xác về thời gian hồi phục.

3.2. Đối với mổ khâu/sửa sụn chêm

Mổ phẫu thuật khâu/sửa sụn chêm thường sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn so với phẫu thuật cắt sụn chêm. Người bệnh sau điều trị khâu sụn có thể trở lại vận động và sinh hoạt bình thường sau 5,5 tháng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần nhiều thời gian để hồi phục hơn.

3.3. Mổ ghép sụn chêm bị rách trong bao lâu thì hồi phục?

Mổ ghép sụn chêm là kỹ thuật phức tạp nhất và cũng có thời gian hồi phục lâu nhất. Sau thực hiện mổ ghép sụn, người bệnh mất khoảng từ 7,5 đến 16,5 tháng để trở lại vận động và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, về hiệu quả thực tế sẽ còn cần tùy thuộc vào mức độ tương thích của sụn và hiệu quả thực hiện phục hồi chức năng.

Như vậy, mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải kể tới là chỉ định loại phẫu thuật. Khi gặp vấn đề về khớp gối hoặc cử động khớp gối gặp khó khăn, bạn nên thăm khám sớm để được chẩn đoán đúng về bệnh và nhanh chóng điều trị đúng cách kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *