Tiêm phòng giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong ở người. Trong quá trình tiêm phòng, việc lựa chọn thời điểm tiêm là chủ đề nhiều phụ huynh quan tâm. Trong bài viết dưới đây TCI sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu nên tiêm phòng cho trẻ sáng hay chiều? Bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu nên tiêm phòng cho trẻ lúc sáng hay chiều
1. Tại sao trẻ nên được tiêm phòng?
Việc tiêm phòng cho trẻ mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:
– Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm cho trẻ: Hàng năm, hàng chục ngàn trẻ người Mỹ mắc các bệnh nguy hiểm có thể ngăn chặn bằng vắc xin. Việc tiêm phòng giúp trẻ có kháng thể lâu dài phòng ngừa được nhiều loại bệnh nguy hiểm như bệnh uốn ván, bệnh ho gà, bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh sởi, rubella, quai bị, bại liệt,…..
Tiêm vắc xin giúp trẻ em phòng ngừa được nhiều loại bệnh nguy hiểm
– Giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ: Theo WHO, việc tiêm phòng có thể giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm cho trẻ lên đến 90%.
– Tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng: Việc tiêm phòng không chỉ bảo vệ sức khỏe của trẻ mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng, bảo vệ những người không thể tiêm phòng được như trẻ em mới sinh, người già và những người có hệ miễn dịch yếu.
– Tiết kiệm chi phí: Việc tiêm phòng giúp trẻ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm, từ đó giúp tiết kiệm chi phí điều trị và chăm sóc sức khỏe cho trẻ sau này.
Các vắc xin được được sử dụng rộng rãi đều đã trải qua nhiều năm thử nghiệm và quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt nên chúng đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. Các tác dụng phụ của vắc xin có thể xuất hiện nhưng chúng thường là nhẹ và tạm thời, các tác dụng phụ nghiêm trọng và kéo dài rất hiếm khi xảy ra và không quá nguy hiểm nếu được xử trí kịp thời. Mọi người bao gồm trẻ em và người lớn nên thực hiện tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết để bảo vệ sức khỏe và có thể hoàn toàn yên tâm về tính an toàn của chúng.
2. Nên tiêm phòng cho trẻ sáng hay chiều?
2.1. Giải đáp nên tiêm phòng cho trẻ sáng hay chiều
Việc lựa chọn thời điểm tiêm phòng cho trẻ em là băn khoăn của nhiều phụ huynh.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về vaccine HPV và lưu ý sau khi tiêm vaccine
Nên tiêm phòng cho trẻ sáng hay chiều là điều nhiều phụ huynh quan tâm
Thực tế, không có một quy tắc cụ thể nào về việc nên tiêm phòng cho trẻ vào buổi sáng hay buổi chiều. Việc tiêm phòng có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, miễn là đảm bảo các yêu cầu sau:
– Trẻ khỏe mạnh: Trẻ cần phải ở trong tình trạng khỏe mạnh khi tiêm phòng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ.
– Trẻ được ăn uống vừa đủ, không quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng: Điều này giúp trẻ có đủ sức khỏe để cơ thể phản ứng với kháng nguyên tạo ra kháng thể. Đồng thời tránh bị nhầm lẫn phản ứng sau ăn quá no, quá đói với phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin. Ví dụ, nếu trẻ quá no có thể bị nôn chớ hoặc quá đói sẽ bị mệt mỏi gây nhầm lẫn với tác dụng phụ sau tiêm chủng
– Đảm bảo vệ sinh: Việc tiêm phòng cần được thực hiện trong môi trường vệ sinh và an toàn để tránh nhiễm trùng.
– Tuân thủ lịch tiêm phòng: Trẻ cần được tiêm đúng lịch và đúng liều lượng theo khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Trẻ được tiêm vào buổi sáng hay buổi chiều cũng không quan trọng bằng việc đảm bảo các yêu cầu trên. Quyết định tiêm vào buổi sáng hay buổi chiều cũng phụ thuộc vào tình hình cụ thể của bé và sự thuận tiện của gia đình. Trong mọi trường hợp, bố mẹ thảo luận với bác sĩ để có lịch trình tiêm chủng phù hợp nhất cho bé của mình nhé.
2.2. Lưu ý khác khi cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh
Ngoài việc lựa chọn thời điểm tiêm phòng cho trẻ, còn có một số lưu ý khác cần được quan tâm để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bé khi tiêm chủng.
– Chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín: Việc lựa chọn một địa chỉ uy tín là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong tiêm chủng vắc xin cho trẻ. Một phòng tiêm chủng uy tín sẽ có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhân viên tiêm chủng chuyên nghiệp, vắc xin chất lượng và và dịch vụ tiêm phòng đảm bảo an toàn.
– Trước khi tiêm phòng trẻ cần được khám sàng lọc: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé để đảm bảo bé đủ khỏe mạnh để tiêm phòng. Nếu bé có bất kỳ triệu chứng nào như sốt, ho, sổ mũi hay tiêu chảy, việc tiêm phòng có thể sẽ được hoãn lại cho đến khi bé khỏe mạnh hơn.
– Theo dõi sau tiêm phòng: Sau khi tiêm phòng, bé cần được theo dõi trong khoảng thời gian 30 phút để đảm bảo không có phản ứng phụ nào xảy ra. Nếu bé có bất kỳ triệu chứng nào như đau đầu, sốt, hoặc phát ban, bố mẹ liên hệ ngay với bác sĩ để được giúp đỡ kịp thời.
3. Tiêm vắc xin cho trẻ tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ tiêm vắc xin cho trẻ đem đến sự an toàn cho trẻ và sự an tâm cho phụ huynh.
>>>>>Xem thêm: Lưu ý quan trọng khi tiêm vắc xin viêm gan B Engerix B
Tiêm vắc xin an toàn cho trẻ tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI
Đầu tiên, với đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế có chuyên môn cao, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ.
Phòng tiêm chủng được thiết kế khoa học các khu vực chờ khám, chờ tiêm, theo dõi sau tiêm, tránh tình trạng lây chéo trong mua dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho trẻ và phụ huynh.
Phòng tiêm sạch sẽ, được trang bị đầy đủ thiết bị y tế và vệ sinh, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tạo an toàn cho trẻ nhỏ.
Vắc xin sử dụng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là vắc xin chất lượng cao, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm phòng.
Trong quá trình tiêm phòng, các bác sĩ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về từng loại vắc xin, giải đáp mọi thắc mắc của phụ huynh và hỗ trợ tư vấn chăm sóc sau khi tiêm phòng.
Không chỉ vậy, sau tiêm chủng trẻ sẽ được theo dõi tại phòng tiêm trong vòng 30 phút và kiểm tra sức khỏe đầy đủ trước khi ra về. Trong trường hợp sau tiêm có bất cứ phản ứng phụ nào nghiêm trọng, phụ huynh có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.
Để nhận thông tin chi tiết và hữu ích về tiêm phòng cho trẻ em hoặc đăng ký tiêm chủng an toàn và hiệu quả cho trẻ, bố mẹ có thể liệ hệ tới Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.