Đau đầu nhũ hoa khi mang thai là dấu hiệu mà các mẹ bầu thường phải đối mặt do những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ. Các cơn đau thông thường sẽ tự hết, nhưng nếu kèm dấu hiệu đặc biệt khác mẹ cần đi khám sớm để tránh nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu nguyên nhân chị em đau đầu nhũ hoa khi mang thai
1. Hiện tượng mẹ bầu đau đầu nhũ hoa
1.1 Nguyên nhân dẫn đến đau đầu nhũ hoa khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bị đau đầu nhũ khoa khi mang thai. Trong đó, những nguyên nhân điển hình nhất là:
– Do sự thay đổi về nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể gây ra tình trạng này.
Khi mẹ mang thai, các hormone này tăng lên làm tăng lưu lượng máu cũng như những thay đổi của mô ngực, kích thích tuyến vú nở ra khiến ngực mẹ bầu trở nên to hơn, đau cứng, nhạy cảm khi chạm phải, đặc biệt là ở nơi nhũ hoa. Cảm giác đau tức giống như bị đau ngực trước kỳ kinh nguyệt nhưng nặng hơn.
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu nhũ hoa lúc mang thai
Hầu hết, các chị em đều thấy đau đầu nhũ hoa vào 3 tháng đầu thai kỳ, cảm thấy nặng nề thường ở tuần thứ 4 hoặc tuần thứ 6 của thai kỳ. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để bộ ngực thực hiện thiên chức làm mẹ sau này: tạo sữa cung cấp cho bé.
– Do khi mang thai các cơ bắp và dây chằng ở vùng ngực xuất hiện. Với một số mẹ bầu, tình trạng tăng cơ bắp và dây chằng ở vùng ngực sẽ có thể gây đau ngực, đau đầu nhũ hoa. Mỗi mẹ bầu sẽ có một biểu hiện đau nhũ hoa khác nhau, có người khó chịu, chạm nhẹ cũng thấy đau; có người lại có nhưng rất nhẹ, hoàn toàn không gây phiền phức gì, nhiều trường hợp chỉ có cảm giác hơi ngứa như bị rạn da và ngực cũng bắt đầu xuất hiện những vết rạn, phần nhũ hoa nhạy cảm hơn, chạm nhẹ cũng có thể thấy đau.
– Do khi mang thai kích thước ngực lớn hơn và mẹ mặc áo ngực bó sát. Việc mặc áo ngực không phù hợp với kích thước hiện tại của ngực sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, đầu nhũ hoa bị đau do liên tục bị o ép, cọ xát cả ngày dài.
Ngoài ra, khi mang thai mẹ gặp phải tình trạng đau đầu nhũ hoa nguyên nhân cũng có thể là do nhiễm trùng, chứng nghẽn mạch máu, thai nhi phát triển chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể, cơ thể mẹ thúc đẩy tuyến vú tạo sữa non..
1.2 Đau đầu nhũ hoa khi mang thai có nguy hiểm không?
Thông thường, việc đau nhũ hoa khi mang thai không nguy hiểm và sẽ tự biến mất sau tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, nếu đau nhũ hoa khi mang thai kèm một số dấu hiệu sau đây, việc đi khám cần được tiến hành sớm vì có thể là những bất thường trong thai kỳ:
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu cảnh báo ung thư vú mọi chị em cần biết
Nếu đau nhũ hoa kèm một số dấu hiệu bất thường mẹ cần tiến hành khám với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt
– Đau nhũ hoa, lan ra toàn ngực, kèm khó thở, ho.
– Cơn đau lan xuống hai cánh tay.
– Đau nhũ hoa kèm chóng mặt đổ mồ hôi, khó thở bất thường.
– Cơn đau kéo dài qua cả 3 tháng đầu thai kỳ, đau một bên ngực và sốt.
Những bất thường trong thai kỳ cần được quan tâm và can thiệp sớm để tránh những nguy hiểm và rủi ro có thể xảy ra. Khi lựa chọn phòng khám/bệnh viện để kiểm tra tình trạng đau đầu nhũ hoa bất thường, mẹ nên lựa chọn những địa chỉ uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại để được kiểm tra chi tiết tình trạng, chẩn đoán chính xác và có những hướng dẫn điều trị phù hợp.
2. Phương pháp giúp giảm đau đầu nhũ hoa khi có thai
Đa phần tình trạng đau đầu nhũ hoa khi có thai là do sinh lý bình thường, mẹ có thể cải thiện tình trạng đau bằng các phương pháp đơn giản tại nhà như:
– Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị hay giảm đau nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Chọn áo ngực phù hợp: Mang thai khiến kích thước ngực của mẹ tăng lên đáng kể, vì vậy việc mặc áo ngực kích thước không phù hợp có thể khiến mẹ bị đau ngực khi mang thai. Mẹ nên thay áo ngực cũ bằng áo ngực có kích thước vừa vặn, chất liệu cotton mềm, không gọng, có thể nâng đỡ và giữ có định vòng 1 tốt.
– Không mặc áo ngực khi đi ngủ: Khi ngủ mẹ nên cởi bỏ áo ngực để ngực được thoải mái, từ đó giúp giảm cảm giác đau tức và khó chịu. Hoặc mẹ có thể thay thế áo ngực ban ngày bằng áo ngực thể thao cotton để làm giảm cảm giác khó chịu vào ban đêm.
– Nước ấm có thể giúp giảm đau đầu nhũ hoa: mẹ có thể tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm để giúp làm giảm cảm giác đau đầu vú. Lưu ý nhiệt độ nước tốt nhất là bằng với thân nhiệt hoặc thấp hơn 37 độ C.
>>>>>Xem thêm: Lưu ý tắm gội cho mẹ bầu sốt xuất huyết
Tắm bằng nước ấm có thể giúp mẹ giảm đau đầu ngực khi mang thai
– Chườm mát: Khi mang thai lưu lượng máu ở ngực tăng, nhiệt độ ở ngực cũng tăng lên theo, từ đó có thể gây cảm giác ngứa, đau ở đầu ngực. Mẹ thực hiện chườm mát bằng một chiếc khăn ngâm trong nước lạnh sẽ giúp giảm đau ngực do nguyên nhân này.
– Uống nhiều nước: Nước có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ giảm triệu chứng đau đầu ngực khi mang thai.
– Tránh các chất kích thích: Các chất kích thích bao gồm cả ăn uống và đồ dùng hàng ngày. Về ăn uống mẹ nên nên tránh xa cà phê, trà đặc,… Về sinh hoạt mẹ nên tránh xà phòng có thể làm khô da vùng ngực, nên chọn những sữa tắm, bột giặt nguyên liệu tự nhiên hoặc dành riêng cho da nhạy cảm.
– Chị em cũng có thể sử dụng kem bôi giảm đau: Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm có thể giúp làm giảm tình trạng đau nhũ hoa khi mang thai. Nhờ vào thành phần tự nhiên từ hoa cúc, mỡ cừu… đây sẽ là màng bảo vệ giữa núm vú với áo, hạn chế sự ma sát và tình trạng kích ứng.
Trên đây là những thông tin hữu ích về đau đầu nhũ hoa khi mang thai, hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn biết cách xử trí khi bị đau đầu nhũ hoa. Nếu có nhu cầu thăm khám, tìm hiểu phương pháp giảm triệu chứng khó chịu khi có thai, bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.