Tìm hiểu nguyên nhân ung thư trực tràng phổ biến

Theo thống kê của Glocoban năm 2020, nước ta ghi nhận xấp xỉ 16.000 ca bệnh ung thư đai/trực tràng mới và trên 8000 ca bệnh tử vong. Bệnh ung thư trực tràng thường xảy ra đối với bệnh nhân trên 50 tuổi, tuy nhiên những năm trở lại đây, tỉ lệ người trẻ mắc bệnh tăng lên đáng kể. Vậy nguyên nhân ung thư trực tràng phổ biến hiện nay là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn nói trên.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu nguyên nhân ung thư trực tràng phổ biến

1.Tìm hiểu và đánh giá chung về bệnh ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là bệnh lý ung thư phổ biến trong top những bệnh lý ung thư phổ biến tại Việt Nam. Bệnh lý này thường diễn biến âm thầm cho đến khi được nhận dạng với các triệu chứng điển hình như:

– Phân có máu hoặc chất nhớt

– Phân có mùi và hình dạng bất thường

– Liên tục đi đại tiện, đi nhiều lần, bị bón liên tục hoặc tiêu chảy kéo dài

– Suy nhược cơ thể, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống, sụt cân liên tục

Tìm hiểu nguyên nhân ung thư trực tràng phổ biến

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược kéo dài không rõ nguyên do cũng có thể là nguyên nhân ung thư trực tràng

– Đau bụng dưới, tức bụng hoặc chướng bụng đầy hơi, khó tiêu

– Nôn mửa, bụng trướng lên và to dần

– Có thể cảm nhận được khối u ở bụng

2. Những nguyên nhân gây bệnh ung thư trực tràng phổ biến

2.1 Những nguyên nhân gây ung thư trực tràng có thể biến đổi

– Thừa cân hoặc béo phì

– Lười hoạt động thể chất

– Ăn kiêng quá mức, chế độ kiêng không khoa học(ăn nhiều thịt đỏ, các loại đồ ăn chế biến sẵn…)

– Hút nhiều thuốc lá, hút thuốc trong thời gian dài

– Uống rượu bia quá 2 ly mỗi ngày đối với nam giới, > 1 ly mỗi ngày đối với nữ giới: Rượu bia không chỉ gây hại cho sức khỏe nam giới mà còn dẫn tới những nguy cơ ung thư ở nữ giới.

2.3 Những nguyên nhân gây ung thư trực tràng khó thay đổi

– Tuổi tác của người bệnh: Ung thư trực tràng thường có nguy cơ mắc bệnh tăng khi tuổi tác lớn hơn, thường gặp ở bệnh nhân trung niên.

– Tiền sử mắc bệnh về đại trực tràng như: polyp, ung thư…:

Tiền sử polyp tuyến: polyp lớn, polyp có nghịch sản, polyp nhiều… có thể làm tăng nguy cơ gặp phải ung thư trực tràng.

Đồng thời nếu bị ung thư đại tràng, mặc dù đã được loại bỏ nhưng vẫn có khả năng mắc ở vị trí mới, trong đó có trực tràng.

Nguy cơ ung thư đại trực tràng cũng có thể tăng lên khi bạn già đi. Những người trẻ hơn cũng có thể bị ung thư trực tràng, nhưng đa số trường hợp mắc sau 50 tuổi.

Tìm hiểu thêm: Chữa ung thư gan nguyên phát thế nào?

Tìm hiểu nguyên nhân ung thư trực tràng phổ biến

Hiện nay, nhiều người trẻ tuổi có xu hướng mắc bệnh ung thư do nhiều thói quen có hại

– Tiền sử mắc bệnh viêm ruột: Viêm ruột, bệnh Crohn… trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.

– Trong gia đình, người thân có người từng bị bệnh:

Nếu trong gia đình có người thân đã hoặc đang mắc ung thư trực tràng, tỉ lệ mắc bệnh của bạn thường cao hơn so với những người khác.

Đặc biệt, nhiều trường hợp bệnh nhân có thể mắc phải hội chứng di truyền(đột biến gen di truyền ung thư) khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên. Các hội chứng liên quan đến bệnh ung thư đại tràng/trực tràng gồm: Hội chứng Lynch và đa polyp tuyến gia đình…

– Tiểu đường tuýp 2: Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nguy cơ ung thư trực tràng cao hơn và xu hướng tiên lượng bệnh thấp hơn so với người bình thường khác.

Đối với bệnh nhân ung thư trực tràng, thời gian phát hiện bệnh càng sớm thì tiên lượng sống càng cao. Ngược lại, nếu phát hiện càng muộn thì hiệu quả điều trị và thời gian sống của bệnh nhân càng giảm. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nghi ung thư trực tràng, người bệnh nên đi thăm khám sớm để nắm bắt cơ hội điều trị tốt nhất.

3. Những phương pháp điều trị ung thư trực tràng hiện nay

Tùy vào loại tế bào của ung thư trực tràng và giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất. Người bệnh có thể điều trị đơn lẻ một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Những phương pháp điều trị ung thư trực tràng hiện nay có:

3.1 Phẫu thuật

– Đây là phương pháp thường được sử dụng trong hầu hết giai đoạn bệnh ung thư trực tràng. Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể hóa trị kết hợp xạ trị để loại bỏ những tế bào ung thư còn lại.

Phần đại tràng có tế bào ung thư và tuyến bạch huyết sẽ bị loại bỏ để ngăn ngừa nguy cơ di căn.

Hiện nay có phẫu thuật mổ mở, nội soi hoặc phẫu thuật lỗ khóa… trong chữa bệnh ung thư trực tràng. Các phương pháp này giúp rút ngắn thời gian phục hồi và cũng giảm nguy cơ nhiễm trùng, đau đớn cho bệnh nhân. Một số trường hợp có thể phối hợp nội soi và mổ mở để đem lại hiệu quả cao nhất.

Tìm hiểu nguyên nhân ung thư trực tràng phổ biến

>>>>>Xem thêm: Diễn biến ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 và điều trị

Phẫu thuật là một trong những cách điều trị ung thư trực tràng hiệu quả nhất

3.2 Xạ trị

Đây là biện pháp sử dụng các nguồn năng lượng cao để làm chậm phát triển tế bào hoặc tiêu diệt chúng. Xạ trị sẽ được chỉ định tùy thuộc vào từng giai đoạn của ung thư khác nhau.

Đối với các khối u ác tính, xạ trị thường được áp dụng trong trường hợp di căn đến não hoặc xương…

3.3 Hóa trị

Đây là biện pháp sử dụng thuốc để ức chế sự phát triển của ung thư. Thuốc được truyền qua đường uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch và hướng đến tế bào ung thư.

Biện pháp này thường được sử dụng kết hợp với các biện pháp khác để hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất, đặc biệt khi các tế bào ung thư đã di căn.

Phương pháp này cũng được áp dụng sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa nguy cơ tái phát, giảm biến chứng hoặc nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư có thể di căn đến các hạch bạch huyết.

3.4 Điều trị đích

Phương pháp này áp dụng với các tế bào ung thư cụ thể, thường với các thuốc điều trị sau:

– Kháng thể đơn dòng

– Kháng sinh mạch.

3.5 Miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch được áp dụng để kích thích hệ thống miễn dịch phát triển để chống lại bệnh ung thư.

Trên đây chúng tôi đã liệt kê và phân tích những nguyên nhân ung thư trực tràng điển hình và những phương pháp điều trị bệnh hiện nay. Ngay khi cơ thể có dấu hiệu lạ nghi ngờ ung thư trực tràng, người bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế đ
ể thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *