Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Ở mỗi độ tuổi thì nguyên nhân gây nên rối loạn, kinh nguyệt không đều lại khác nhau, cách điều trị cũng vì thế mà thay đổi cho phù hợp với mỗi người, mỗi tình trạng. Vậy nên hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như biện pháp khắc phục điều trị nó một cách triệt để, hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tận gốc rối loạn kinh nguyệt
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì? Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều
1.1 Khái niệm rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Một chu kỳ bình thường kéo dài khoảng 28 ngày ( có người ngắn hơn khoảng 25 ngày và một số người kéo dài tới 35 ngày ). Sau mỗi kỳ hành kinh lượng máu mất đi từ 50-150ml. Nếu bị loạn kinh nguyệt thì ngày kinh có thể kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường, lượng máu cũng có thể nhiều hoặc ít hơn so với các chu kỳ trước đây. Từ dậy thì đến mãn kinh đều có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt rối loạn này. Đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hoặc chỉ là do môi trường sống bị biến đổi gây nên. Muốn khẳng định thì chị em cần đến bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán tình trạng.
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ khá nhiều
Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, chức năng sinh sản, sinh lý của chị em nếu không được điều trị kịp thời.
1.2 Biểu hiện của rối loạn, kinh nguyệt không đều
Mỗi chị em bị kinh nguyệt không đều lại có những biểu hiện không giống nhau. Tuy nhiên có thể kể tới một vài dấu hiệu sau đây sẽ dễ gặp phải và dễ dàng nhận biết như:
– Chu kỳ kinh nguyệt không đều, khi dài khi ngắn. Chu kì ngắn khoảng 20 ngày hoặc kéo dài hơn 35 ngày là dấu hiệu cho thấy chị em có thể đã bị rối loạn, kinh không đều.
– Số ngày kinh bình thường là 5 ngày. Nếu bị ít hơn 2 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày cũng là 1 biểu hiện
– Lượng máu nhiều ( rong kinh ) hoặc ít hơn so với các kỳ kinh trước.
– Máu kinh bất thường: màu sắc thay đổi, sậm màu, máu đông vón cục,..
– Dấu hiệu đau tức, căng ngực, buồn nôn khá mạnh. Chị em phụ nữ có dấu hiệu rong kinh, bế kinh,.
2. Nguyên nhân chị em mắc phải rối loạn kinh nguyệt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới rối loạn mà chị em phụ nữ thường gặp phải có thể kể đến như:
2.1 Nội tiết tố thay đổi
Ở một số giai đoạn nội tiết tố của chị em thường bị mất cân bằng
– Giai đoạn dậy thì: phải mất 1-2 năm đầu lượng estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ chưa được điều tiết ổn định. Ngoài ra một vài yếu tố như sức đề kháng, stress lo lắng học tập, bài vở hay cách vệ sinh chưa đúng cách cũng khiến kinh nguyệt bị rối loạn
– Giai đoạn mang thai: lúc này không có kinh nguyệt nên nội tiết tố bị ảnh hưởng ít nhiều
– Giai đoạn tiền mãn kinh: thời điểm này buồng trứng bắt đầu suy giảm chức năng, dần dà bị mất hẳn kinh nguyệt nên chu kỳ và lượng máu kinh sẽ thay đổi. Sau khi mất hẳn kinh nguyệt sẽ bước sang mãn kinh
2.2 Nguyên nhân khác
– Thai nghén. Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, kinh nguyệt dừng hẳn khi có bầu.
– Stress, áp lực, căng thẳng
– Chị em phụ nữ bị tiểu đường, u tuyến yên hoặc mắc một số viêm nhiễm đường sinh sinh dục, niêm mạc tử cung,.
– Gặp phải một số bệnh lý: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng,.
– Thay đổi môi trường sống. Thói quen ăn uống, sinh hoạt có sự khác biệt như một số chị em ăn ít để giảm cân hay hoạt động thể chất quá mức cũng là lí do khiến kinh nguyệt rối loạn
– Sử dụng thuốc tránh thai quá nhiều
– Điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý
Tìm hiểu thêm: Xơ phổi có nguy hiểm không?
Nên thực hiện thăm khám và siêu âm phụ khoa khi có dấu hiệu bị kinh nguyệt rối loạn
Khi đi khám, để tìm ra nguyên nhân thì chị em sẽ được hỏi thăm về một số tiền sử bệnh, chu kỳ kinh nguyệt,..cùng một số triệu chứng liên quan, sau đó có thể làm một số xét nghiệm cần thiết để cho ra kết quả và chẩn đoán chính xác hơn.
4. Cách điều trị khắc phục rối loạn kinh nguyệt tận gốc
Đây là một căn bệnh không hiếm gặp, chị em phụ nữ ở các độ tuổi giai đoạn khác nhau gặp phải khá nhiều. Với những chị em mắc phải do những nguyên nhân cơ năng như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, căng thẳng stress,..thì có thể tự điều trị tại nhà, trường hợp gặp các bệnh lý thì nên đến thăm khám tư vấn bác sĩ.
Một số cách điều trị có thể kể đến dưới đây:
– Điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt sao cho khoa học
Chị em hãy ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả tươi. Tránh thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và chất béo. Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, nước có gas, cà phê, thuốc lá.
– Vận động vừa sức
Tùy từng thể trạng mỗi người mà nên tập thể dục ở mức độ vừa phải. Tránh việc lười không hoạt động hoặc vận động quá mức.
– Giảm mệt mỏi căng thẳng, tâm lý nhẹ nhàng thư thái
Nghĩ nhiều đến những việc tích cực, thư giãn đầu óc mỗi khi căng thẳng bằng cách đọc sách, nghe nhạc, đi dạo,..
– Điều trị bệnh
Nếu chị em gặp phải các bệnh lý đã nêu ở nguyên nhân bên trên hãy gặp bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế để điều trị.
– Dùng thuốc tranh thai
Đây là một cách được nhiều chị em phụ nữ dùng. Nhưng không nên lạm dụng dùng quá nhiều gây ra tác dụng phụ không mong muốn
Kinh nguyệt không đều có thể được điều trị tận gốc nếu xác định được rõ nguyên nhân mắc phải. Tình trạng này nguy hiểm nếu kéo dài lâu không chữa trị, có thể dẫn tới vô dinh hiếm muộn. Chị em nên đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao để thăm khám và được chẩn đoán điều trị kịp thời
>>>>>Xem thêm: Bà bầu nên và không nên ăn gì trong ngày Tết để thai nhi phát triển khỏe mạnh
Thu Cúc TCI có Phòng khám sản khoa chuyên sâu về sản phụ khoa với các bác sĩ chuyên môn cao
Thu Cúc TCI luôn tự tin là địa chỉ theo dõi y tế, thăm khám phụ khoa với các dịch vụ và chất lượng chuyên mô cao. Chăm sóc sức khỏe sinh sản là điều quan trọng để bảo vệ chính mình. Chị em phụ nữ khi gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào về loạn kinh nguyệt nói riêng hay phụ khoa nói chung hãy tới Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế TCI để được thăm khám hoặc có thắc mắc xin liên hệ trực tiếp để nhận tư vấn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.