Viêm tủy răng là bệnh lý nguy hiểm hàng đầu trong số các bệnh về răng miệng. Viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới mất răng, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân. Hãy cùng tìm hiểu nguyên tắc điều trị tủy răng bị sâu, viêm nhiễm ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu nguyên tắc điều trị tủy răng
1. Tủy răng là gì?
Tủy răng là tổ chức đặc biệt, liên kết mạch máu, thần kinh ở trong hốc tủy và được các mô răng bao quanh bảo vệ. Tủy răng nằm trong hốc tủy ở giữa răng, kéo dài tới phần chân răng. Hốc ở thân răng gọi là buồng tủy, tủy răng nằm ở vị trí này gọi là tủy buồng. Tủy răng nằm ở vị trí chân răng thì được gọi là tủy chân.
Tủy răng có chức năng tạo ngà, tham gia nuôi dưỡng, sửa chữa ngà răng. Đồng thời, mô tủy còn có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền cảm giác và thần kinh vận mạch để mọi người có thể cảm nhận nóng lạnh, ê buốt, đau nhức khi bị tác động.
Mỗi răng có từ 1-4 ống tủy, mỗi mô tủy chứa khoảng 70% nước và khoảng 30% chất hữu cơ. Áp lực trong buồng tủy thường là 8-15 mmHg, do cơ chế vận mạch điều hòa. Khi bị viêm, áp lực buồng tủy răng lên khiến tủy răng gần như bị bao kín hoàn toàn, thiếu cấu trúc tuần hoàn bàng hệ nên dẫn tới tình trạng hoại tử vĩnh viễn.
Tủy răng là tổ chức đặc biệt, liên kết mạch máu, thần kinh ở trong hốc tủy và được các mô răng bao quanh bảo vệ
2. Tại sao phải điều trị tủy?
Khi tủy răng bị viêm, mọi người thường cảm thấy đau nhức, ê buốt răng, lung lay răng, răng yếu, có thể chảy máu và xuất hiện dịch mủ bất thường ở chân răng….
Như đã nói, tủy răng bị viêm nhiễm thường không thể tự phục hồi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ:
– Viêm chân răng, viêm nhiễm lan sang mô cứng quanh răng
– Viêm các răng lân cận trong cung hàm
– Viêm lợi, viêm nha chu nặng, khó điều trị
– Răng suy yếu, mất răng
– Viêm xương hàm, thoái hóa xương hàm
– Nhiễm trùng huyết…
Để bảo toàn sức khỏe răng miệng, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, mọi người cần tới ngay nha khoa để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời. Việc điều trị viêm tủy răng càng sớm càng có thể ngăn chặn các biến chứng mà viêm tủy răng gây ra.
Điều trị tủy răng càng sớm càng có thể ngăn chặn các biến chứng mà viêm tủy răng gây ra
3. Quy trình điều trị tủy răng
Tủy răng bị viêm càng kéo dài thì càng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của mọi người. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị hàn trám tủy răng sớm, loại bỏ phần tủy răng bị bệnh và khắc phục bằng việc trám bít ống tủy. Quy trình điều trị tủy cho răng thường được thực hiện với các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng để có thể đánh giá mức độ viêm nhiễm tủy răng. Điều này giúp bác sĩ xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp với từng người và tư vấn các phương pháp điều trị cụ thể.
Bước 2: Vệ sinh, gây tê
Công đoạn vệ sinh răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm, bội nhiễm trong quá trình thực hiện. Bởi vậy, các bác sĩ sẽ thao tác làm sạch cao răng, khoang miệng của mọi người bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
Sau khi khoang miệng được làm sạch khoa học, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu cho mọi người trong khi thực hiện điều trị tủy viêm.
Bước 3: Đặt đế cao su
Đặt đế cao su để đảm bảo các khu vực quanh răng khô ráo, sạch sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Điều này góp phần giúp các bác sĩ thao tác dễ dàng, đảm bảo hơn.
Bước 4: Diệt tủy răng
Bác sĩ sẽ tạo một đường thông nhỏ từ bên ngoài vào trong ống tủy. Sau đó, bác sĩ sẽ mở tủy, loại bỏ phần tủy răng bị bệnh để tránh các vi khuẩn có hại tấn công sang các mô răng khác. Mô tủy bị viêm phải đảm bảo được loại bỏ hoàn toàn để, không được phép sót lại dù chỉ là một ít trong buồng tủy.
Bước 5: Trám bít ống tủy
Sau khi loại bỏ tủy viêm, bác sĩ sẽ làm sạch buồng tủy và tiến hành trám bít ống tủy để tăng độ chắc chắn cho răng. Điều này giúp phục hình cả về chức năng lẫn thẩm mỹ cho răng. Răng sau khi trám bít có thể ăn nhai như răng thật do các vật liệu trám thường được chế tác từ các chất liệu cao cấp, độ bền cao, chắc chắn và an toàn với sức khỏe răng miệng.
Tìm hiểu thêm: Phát hiện sớm ung thư gan giúp điều trị bệnh hiệu quả
Quy trình điều trị tủy răng cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn
4. Chăm sóc răng sau khi điều trị tủy
Việc chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người nhanh hồi phục sau khi điều trị tủy. Để đảm bảo răng khỏe mạnh và không tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, mọi người cần:
– Ăn uống nhẹ nhàng với các thực phẩm mềm, lỏng nhẹ, dễ tiêu hóa sau khoảng 30 phút điều trị.
– Hạn chế ăn uống bên răng vừa thực hiện trám bít tủy, nên ăn nhai nhẹ nhàng.
– Sử dụng thuốc giảm đau, giảm sưng, viêm chỉ khi được bác sĩ chỉ định với liều lượng, thời gian phù hợp.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, thức dậy hoặc trước khi đi ngủ từ 2-3 lần/ngày.
– Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, kết hợp tăm nước, chỉ nha khoa để làm sạch cả kẽ răng.
– Súc miệng kỹ càng, đặc biệt là sau khi ăn để làm sạch toàn bộ khoang miệng, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn có hại.
– Lấy cao răng và khám nha khoa thường xuyên để kiểm soát tình hình răng sau khi điều trị tủy.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm 4D và những điều cần biết
Chăm sóc răng sau khi điều trị tuỷ đúng cách để bảo vệ tuổi thọ của răng
Như vậy có thể thấy, điều trị tủy răng là một trong những giải pháp phù hợp giúp ngăn chặn viêm nhiễm và biến chứng răng sâu, răng bị bệnh gây ra. Mọi người có nhu cầu điều trị tủy và chăm sóc sức khỏe răng miệng hãy tới nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.