Ung thư tuyến giáp là bệnh lý xảy ra do có bất thường trong sự phát triển của các tế bào vùng tuyến giáp, gây hình thành khối u ác tính. Đây là loại ung thư vùng đầu, mặt, cổ thường gặp. Tuy nhiên, các triệu chứng ung thư tuyến giáp diễn ra âm thầm, không rõ ràng và khi phát hiện bệnh đa số đã ở giai đoạn muộn.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu những triệu chứng ung thư tuyến giáp thường gặp
1. Đôi nét về căn bệnh ung thư tuyến giáp
1.1. Ung thư tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là cơ quan nhỏ hình con bướm ở cổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng khác nhau của cơ thể qua việc tiết hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển.
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có bất thường trong sự phát triển của tế bào tuyến giáp. Một khi các tế bào ung thư xâm lấn, cơ quan này sẽ làm gián đoạn hoạt động bình thường của tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp được chia thành 4 thể gồm:
– Ung thư thể nhú – Loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhưng lại có tiên lượng tốt.
– Ung thư không biệt hóa – Loại nguy hiểm và khó điều trị nhất.
– Ung thư thể nang.
– Ung thư thể tủy.
Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp được đánh giá là bệnh lý có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất lên tới 90% trong các loại ung thư nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tuyến giáp là cơ quan nhỏ hình con bướm ở cổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng khác nhau của cơ thể qua việc tiết hormone
1.2. Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý tuyến giáp
– Rối loạn hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch cơ thể rối loạn, chức năng sinh sản sinh ra các kháng thể nhằm chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus tấn công. Từ đó tạo cơ hội cho virus tấn công cơ thể trong đó bao gồm tuyến giáp và gây ra ung thư.
– Nhiễm phóng xạ: Con người có thể nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, hô hấp gây ảnh hưởng tới tuyến giáp.
– Do di truyền: Có khoảng 70% bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em ruột đã từng mắc.
– Do tuổi tác và sự thay đổi hormone: Ở độ tuổi từ 30 – 50, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 4 lần so với nam giới. Thời gian gần đây, ung thư tuyến giáp có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa.
– Do mắc bệnh tuyến giáp: Người mắc bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, suy giảm hormone tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.
– Các nguyên nhân khác bao gồm thiếu i-ốt, uống rượu và hút thuốc lá thường xuyên, thừa cân, béo phì…
2. Một số triệu chứng ung thư tuyến giáp cần lưu ý
2.1. Triệu chứng ung thư tuyến giáp xuất hiện giai đoạn sớm
– Cổ bị sưng và xuất hiện khối u vùng cổ: Khối u này sẽ phát triển to dần và di động theo nhịp nuốt của người bệnh. Khối u cứng, sờ thấy rõ bờ, bề mặt nhẵn hoặc gồ ghề.
– Vùng cổ xuất hiện hạch: Có một hoặc nhiều hạch ở vùng cổ, kích thước to nhỏ bất thường, xuất hiện ở cùng bên với khối u hoặc có thể di động.
– Khàn giọng hoặc giọng nói thay đổi: Nếu u tuyến giáp lành tính, không xâm lấn sẽ không gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh thanh quản. Ngược lại, ung thư tuyến giáp do có tính chất xâm lấn, khối u phát triển nhanh gây chèn ép và ảnh hưởng tới dây thanh quản.
– Khó thở hoặc gặp các vấn đề về hô hấp: Khối u phát triển nhanh và lớn dần dẫn tới tình trạng đè, đẩy, chèn ép vào khí quản, các dây thần kinh và bộ phận xung quanh.
– Gai ngứa họng mạn tính, khó nuốt: Do khối u phát triển làm kích thích khí quản dẫn tới tình trạng khó chịu và gai ngứa vùng cổ kéo dài. Dẫn tới xuất hiện phản xạ ho khan, ngứa vùng hạ họng… Bên cạnh đó khối u chèn ép vào thực quản khiến người bệnh nuốt gặp nhiều khó khăn hơn.
2.2. Triệu chứng ung thư tuyến giáp giai đoạn muộn xảy ra như thế nào?
– Sờ thấy khối u to, rắn và cố định ở trước cổ kèm theo da vùng cổ đỏ thậm chỉ loét và chảy máu: Khi tế bào ung thư xâm lấn các vùng xung quanh và bám lại khiến khối u không di động, kích thước khối u phát triển nhanh, khi sờ thấy khối u rắn. Với trường hợp ung thư xâm lấn ra bề mặt khiến da bị đỏ, có tình trạng sùi loét, bong tróc, chảy máu ở vùng da cổ dẫn tới viêm nhiễm.
– Đau cổ và hạch bạch huyết sưng đỏ: Ở giai đoạn phát triển, các tế bào ung thư phát triển mạnh, xâm lấn với hạch bạch huyết gây sưng to và chèn ép các bộ phận xung quanh, đau và tê bì vùng cổ.
– Khàn tiếng, khó thở: Khối u càng to chèn ép càng nhiều tới khí quản khiến tình trạng khàn tiếng, khó thở tăng dần và nặng hơn.
– Khó nuốt và nuốt nghẹn tăng dần: Khi khối u phát triển to, xâm lấn vào thực quản khiến gây ra tình trạng khó nuốt, nghẹn. Tình trạng này sẽ kéo dài và nặng dần khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn hơn, dẫn tới người mắc bệnh sụt cân, mệt mỏi hoặc suy kiệt cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Đắp thuốc lá chữa ung thư vú ” Bệnh nhân tự tước đoạt tính mạng của mình”
Những triệu chứng của ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm và giai đoạn phát triển
3. Các biện pháp thường được áp dụng trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp
Để chẩn đoán chính xác ung thư tuyến giáp cần kết hợp nhiều phương pháp gồm:
– Siêu âm tuyến giáp: Phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn và giúp đánh giá tính chất, đặc điểm và số lượng hạch ở vùng cổ.
– Xét nghiệm tế bào học u tuyến giáp, hạch cổ qua hướng dẫn siêu âm: Kim nhỏ đưa qua da tới tuyến giáp để lấy mẫu tế bào ở khối u từ hạch cổ và sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi.
– Chụp CT và MRI vùng cổ: Giúp đánh giá rõ hơn về mức độ xâm lấn của u tuyến giáp và hạch với các cơ quan xung quanh phần mềm như vùng cổ, khí quản và thực quản.
– Sinh thiết tức thì trong lúc mổ: Một phương pháp có độ chính xác cao, được thực hiện làm mô bệnh học ngay trong lúc mổ giúp có hướng xử lý và điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Mang song thai với những cơn đau ảnh hưởng từ tiền sử thoát vị đĩa đệm
Siêu âm là một trong những phương pháp phổ biến trong xác định kích thước và vị trí của khối u
Nếu cơ thể xảy ra các triệu chứng bất thường như khàn giọng , khó nuốt hoặc sờ thấy khối u ở cổ hãy thực hiện kiểm tra sớm bởi đây có thể là những triệu chứng ung thư tuyến giáp. Phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội điều trị khỏi bệnh thành công càng cao. Cùng với đó cần thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học hơn. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp thêm, liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.