Tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang chân

Chụp X quang chân là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến, có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các chấn thương và tổn thương ở chân. Phương pháp có thể giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán, điều trị hoặc định hướng những chỉ định chuyên sâu hơn để làm rõ tổn thương tốt nhất. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật chụp X quang này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang chân

1. Chụp X quang chân là gì?

Chụp X quang cho vùng chân là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng một lượng nhỏ tia bức xạ (tia X) để ghi lại hình ảnh cấu trúc vùng chân, bao gồm cả mô mềm và xương chân trên phim chụp.

Hình ảnh chụp X quang có thể hiển thị vùng xương chày, xương mác, xương ghe, cổ chân, xương ngón chân,… Thông thường, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ chỉ định chụp X quang cho vùng chân ở vị trí chân bệnh nhân cảm thấy đau hoặc có tổn thương. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ cần chụp X quang ở cả hai chân, kể cả chân không bị thương để có thể so sánh tình trạng.

Chụp X quang cho chân có những ưu điểm sau đây:

– Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hữu hiệu nhất tác dụng để thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến chân.

– Là phương pháp không xâm lấn với thời gian thực hiện nhanh chóng.

– Cho phép thấy hình ảnh rõ nét nhất về toàn bộ cấu trúc xương chân, giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.

– Là phương pháp tiết kiệm nhất vì chi phí chụp khá rẻ.

– Cho phép nhìn thấy các tổn thương sau chấn thương như gãy xương, trật khớp, viêm khớp, thoái hoá, loãng xương,…

Tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang chân

Chụp X quang cho phép bác sĩ có thể quan sát các mô mềm, xương chân và có thể phát hiện những tổn thương bất thường trên phim chụp

2. Chụp X quang chân giúp chẩn đoán những vấn đề nào của cơ thể?

Kỹ thuật này được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt thường được sử dụng trong những trường hợp bị chấn thương, va đập ở vùng chân như té ngã, bị tai nạn giao thông hoặc có nghi ngờ tổn thương ở chân cũng sẽ được chỉ định chụp X quang. Cụ thể như:

– Trật khớp

– Viêm khớp

– Biến dạng khớp

– Gãy xương đùi

– Gãy xương bàn chân/ ngón chân

– Ung thư xương

– Nhiễm trùng xương

Ngoài ra, một số trường hợp sau khi phẫu thuật cố định xương chân thì bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện chụp X quang để chắc chắn xương đã được cố định đúng hay chưa.

Nhìn chung, bác sĩ khám bệnh sẽ là người quyết định bệnh nhân có cần chụp X quang hay không.

3. Quy trình thực hiện chụp X quang chân

3.1. Chuẩn bị trước khi thực hiện chụp X quang chân

Chụp X-quang là kỹ thuật khá đơn giản và thời gian thực hiện nhanh chóng. Trước khi thực hiện chụp, bác sĩ có thể thăm khám cơ bản để nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý của người bệnh, từ đó có những chỉ định chụp phù hợp.

Chỉ có một số lưu ý nhỏ sau người bệnh có thể quan tâm để quá trình chụp X quang diễn ra thuận tiện nhất:

– Người khám nên cân nhắc mặc trang phục rộng rãi để dễ kéo lên/ tháo bỏ nhanh chóng khi được bác sĩ yêu cầu. Tùy theo vị trí chân cần chụp mà bác sĩ tại phòng chụp có thể yêu cầu người bệnh thay trang phục chụp chuyên dụng.

– Ngoài ra, nếu người bệnh có mang các món đồ trang sức thì cần phải tháo ra. Do các vật liệu kim loại có độ cản tia X cao sẽ gây ra hiện tượng làm nhiễu ảnh và ảnh hưởng đến chẩn đoán.

3.2. Quy trình các bước chụp X quang chân

– Bước 1: Sau khi thực hiện đủ các kiểm tra và được chỉ định thực hiện chụp X quang từ bác sĩ, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng chụp chuyên biệt để thực hiện chụp X quang.

– Bước 2: Tùy vào vùng chân được chụp mà bác sĩ/ kỹ thuật viên sẽ yêu cầu người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi trên bàn chụp. Sau đó, bác sĩ/ kỹ thuật viên có thể định vị vùng chụp như bao cát hoặc gối quanh chân hoặc bàn chân để giữ cho chân không di chuyển. Từ đó, giúp việc chụp X-quang được diễn ra thuận tiện hơn và đem lại hình ảnh rõ nét hơn.

– Bước 3: Sau khi chỉnh đúng thư thế, người khám cần giữ nguyên tư thế để tiến hành thực hiện chụp.

– Bước 4: Tiến hành chụp X quang, thời gian chụp diễn ra rất nhanh chóng. Trong quá trình chụp, bác sĩ/ kỹ thuật viên có thể thay đổi vị trí chân nhiều lần để đảm bảo thu được hình ảnh ở nhiều góc độ khác nhau của chân. Thông thường, phim chụp sẽ hiển thị mặt trước và hai mặt hai bên của chân.

– Bước 5: Sau khi bác sĩ kiểm tra lại chất lượng phim chụp, quá trình chụp hoàn tất. Người bệnh được đưa ra ngoài phòng chờ và đợi kết quả.

Toàn bộ quy trình chụp thông thường sẽ diễn ra trong vòng khoảng 10 phút.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán hình ảnh u thận

Tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang chân

Tùy vào vùng chân được chụp mà bác sĩ/ kỹ thuật viên sẽ yêu cầu người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi trên bàn chụp

4. Lưu ý trước khi thực hiện chụp X quang chân

4.1. Phương pháp này có an toàn cho sức khỏe người chụp hay không?

Do phương pháp có sử dụng tia X bức xạ cao nên nhiều người bệnh vẫn còn e ngại.

Tuy nhiên, chụp X-quang vẫn là phương pháp an toàn cao và ít mang lại biến chứng cho người chụp. Bởi vì:

– Nếu thực hiện chụp X-quang với tần suất thấp thì vẫn đảm bảo cơ thể không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tia xạ. – Khi được chỉ định chụp X quang, bác sĩ đã cân nhắc về các tác hại của việc chụp đối với việc đánh giá bệnh lý ở vùng chân.

– Từ đó, trong quá trình chụp cũng điều chỉnh cường độ và bước sóng của tia X cũng như thời gian chụp sao cho đảm bảo an toàn với sức khỏe của người bệnh.

Tuy nhiên, với một số trường hợp thuộc nhóm đối tượng cần chống chỉ định với chụp X quang thì không nên thực hiện. Cụ thể gồm:

– Phụ nữ mang thai (đặc biệt trong ba tháng đầu) và đang cho con bú.

– Người đang ở giai đoạn nghiêm trọng của bệnh lý hoặc đang bị tràn máu, tràn khí màng phổi.

– Người mắc các bệnh lý như: suy gan và thận nghiêm trọng, người mẫn cảm với các chất chứa iốt, người bị bệnh lý tuyến giáp,…

Vì thế, người chụp nên thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, có đang mang thai hay không cũng như hỏi bác sĩ về các trường hợp chống chỉ định trước khi chụp.

Tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang chân

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán hình ảnh

Phụ nữ đang mang thai được khuyên không nên thực hiện chụp X quang vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi

4.2. Lựa chọn cơ sở thực hiện chụp X quang phù hợp

Ngoài những lưu ý trên, không nên chụp X quang ở các cơ sở y tế kém chất lượng, không đảm bảo được chất lượng của thiết bị chụp và tay nghề của bác sĩ. Khi khám ở những nơi kém chất lượng, người bệnh không chỉ tiền mất tật mang, bệnh không được chẩn đoán đúng mà còn gây hại cho cơ thể.

Hiện tại, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang cung cấp dịch vụ chụp X quang với hệ thống máy chụp đời mới nhất, công nghệ tiên tiến hàng đầu. Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, giúp quá trình chụp X quang được diễn ra hiệu quả và an toàn nhất. Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm khi thực hiện dịch vụ này tại đây.

Trên đây là những thông tin về chụp X quang chân, mong rằng bạn đọc đã có cho mình những thông tin hữu ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *