Tìm hiểu sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng

Cơ chế sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng là vết mòn niêm mạc đường tiêu hóa, cụ thể là ở dạ dày và tá tràng. Hầu hết là do nhiễm vi khuẩn Hp hoặc sử dụng thuốc chống viêm không steroid. 

Bạn đang đọc: Tìm hiểu sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng

1. Sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng

Sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng là sự xuất hiện các vết loét niêm mạc ở dạ dày và phần đầu của tác tràng. Niêm mạc là lớp màng bên trong cùng của đường tiêu hóa, có khả năng sản xuất chất nhầy và enzyme hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Sự tổn thương ở lớp niêm mạc này chủ yếu do vi khuẩn HP và thuốc giảm đau chống viêm không steroid.

 Tình trạng viêm loét tại đường tiêu hóa sẽ dẫn tới một số biểu hiện điển hình là đau thượng vị và một số triệu chứng khó chịu khác cho người bệnh. Khi niêm mạc dạ dày xuất hiện các tổn thương, khả năng sản xuất chất nhầy cũng suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho acid dạ dày phá hủy lớp mô bên dưới. 

Viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện trong giai đoạn sớm. Tuy nhiên, vết loét sẽ tiến triển nặng hơn, sâu và nhiều hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng.

Tìm hiểu sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng thường xảy ra ở người trưởng thành

2. Nguyên nhân sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày thường được cho là do ăn thực phẩm không lành mạnh và căng thẳng thần kinh gây ra.Các tác nhân trên có thể ảnh hưởng khiến tình trạng bệnh, khiến viêm loét dạ dày nặng hơn. Tuy nhiên, đây không phải tác nhân trực tiếp gây tổn thương.

Nguyên nhân sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng thường do:

2.1 Sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính có liên quan đến cơ chế sinh bệnh của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Khuẩn Hp gây tổn thương niêm mạc bằng cách gây ra những vết loét. Vi khuẩn này sản sinh men trong môi trường acid dạ dày và ăn mòn hàng rào chất nhầy, tạo ra các vết loét cũng như nhiều bệnh tiêu hóa khác. 

2.2 Sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng do thuốc kháng viêm không steroid

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giảm đau phổ biến người bệnh có thể tự mua được không cần đơn thuốc. Tuy nhiên loại thuốc này làm tăng nguy cơ dẫn tới các bệnh tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày – tá tràng. Vì thuốc NSAID làm gián đoạn khả năng tự bảo vệ của dạ dày, tá tràng khỏi acid trong dạ dày. Đồng thời đây cũng là tác nhân cản trở quá trình làm lành các vết loét trong dạ dày. Bởi vậy bạn nên thận trọng khi sử dụng kháng viêm không steroid. Nên có sự tư vấn của bác sĩ trong trường hợp có nhu cầu sử dụng, với liều lượng thích hợp. 

Tìm hiểu thêm: Mổ ruột thừa nội soi có đau không?

Tìm hiểu sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày không điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm

3. Dấu hiệu sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng

3.1 Đau vùng thượng vị

Dấu hiệu chính của viêm loét dạ dày là đau vùng bụng trên rốn. Trong trường hợp loét tá tràng, cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc sau ăn 2-3 tiếng, nửa đêm về sáng. Cơn đau lan từ bụng ra sau lưng, có lúc âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn. 

3.2 Đầy bụng, khó tiêu

Người bị viêm loét dạ dày rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn. Lý do là bởi dạ dày đã bị tổn thương khiến hoạt động tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, ăn không ngon miệng.

3.3 Mất ngủ, ngủ không ngon

Do bụng nặng, khó tiêu dẫn đến triệu chứng sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng đến sức khỏe là mất ngủ. Cảm giác khó chịu, đau bụng lúc đói vào khoảng thời gian nửa đêm về sáng.

3.4 Ợ hơi, ợ chua

Đa số người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường gặp phải triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Đặc biệt là những người bị viêm loét tiêu hóa ở trong giai đoạn đầu. 

3.5 Rối loạn tiêu hóa

Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể gặp phải triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón. Do quá trình tiêu hóa không ổn định dẫn tới tình trạng mệt mỏi, sút cân. Có thể bị tiêu chảy, táo bón. 

Các triệu chứng trên dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh tiêu hóa khác. Bởi vậy nên để chẩn đoán bệnh viêm loét chính xác, người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành thăm khám. Tại bệnh viện, sau các thủ thuật chuyên khoa, xét nghiệm và đặc biệt là nội soi dạ dày sẽ giúp bạn biết được vị trí, mức độ tổn thương của bệnh. Tìm được nguyên nhân gây ra viêm loét có phải do khuẩn Hp hay không và có phương pháp điều trị sao cho phù hợp. 

4. Điều trị sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng

Đối với những người bệnh loét dạ dày tá tràng thì bên cạnh điều trị theo nguyên nhân bệnh còn cần thay đổi sinh hoạt, lối sống. 

– Điều trị bằng thuốc: Trong trường hợp nguyên nhân viêm loét do khuẩn Hp.

– Người bệnh không nên lạm dụng thuốc NSAID hoặc aspirin.

– Điều chỉnh lối sống lành mạnh, không nên thức quá khuya, không để tâm trí quá căng thẳng.

– Tránh ăn đồ sống, gỏi sống.

– Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày.

– Tránh các đồ ăn có tính cay nóng, bỏ uống rượu.

– Sau khi ăn nên nghỉ ngơi, không nên vận động quá mạnh hay mang vác nặng. 

Tìm hiểu sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng

>>>>>Xem thêm: Đau dạ dày có nguy hiểm không?

Điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ và thay đổi lối sống

Điều trị viêm loét dạ dày phụ thuộc vào tình trạng viêm loét của từng người bệnh, giai đoạn phát bệnh đã lâu hay chưa. Bác sĩ cũng cân nhắc về bệnh sử của người bệnh để đưa ra phương pháp phù hợp. Người bệnh không được chủ quan và không thực hiện nghiêm túc việc chữa trị. Vì việc phát hiện và trị bệnh quá trễ sẽ gây ra nguy cơ người bệnh đối mặt với những biến chứng của bệnh. Đặc biệt ung thư dạ dày là bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. 

Trên đây là sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng mà bạn cần biết. Nếu bạn nhận thấy các biểu hiện của bệnh, hãy đến ngay chuyên khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được chẩn đoán và điều trị. Với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, trang thiết bị hiện đại chuyên thăm khám và điều trị mọi bệnh lý tiêu hóa. Vui lòng liên hệ 1900558892 để được tư vấn và đặt lịch. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *