Tìm hiểu: Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không?

Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không là thông tin quan trọng mỗi người cần lưu ý và hiểu đúng. Việc sử dụng thuốc ở người bệnh sốt xuất huyết đặc biệt là các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng sinh cần tuân thủ đúng chỉ định đơn kê của bác sĩ.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu: Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không?

1. Bệnh sốt xuất huyết và biểu hiện nhận biết

1.1. Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus Dengue gây ra. Bệnh lây nhiễm từ người mang bệnh sang người lành qua vật thể trung gian là muỗi vằn. Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng có thể bùng phát lớn thành dịch vào thời điểm mùa mưa từ tháng 7-10 ở miền Bắc vì đây là mùa sinh sôi nảy nở và hoạt động mạnh nhất của muối.

Theo thông tin Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết. Người bệnh cần thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu: Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không?

Sốt xuất huyết là bệnh lý cấp tính nguy hiểm tuyệt đối không thể chủ quan.

1.2. Biểu hiện giúp nhận biết về sốt xuất huyết

Việc phát hiện ra sớm các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết và chủ động thăm khám điều trị kịp thời sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết nặng xuống còn dưới 1%. Tìm hiểu ngay các triệu chứng bệnh gặp phải dưới đây:

Triệu chứng điển hình ở người sốt xuất huyết thường gặp phải:

– Sốt cao đột ngột, nhiệt độ giao động khoảng 39 – 40 độ C, kéo dài khoảng 2 – 7 ngày tùy từng trường hợp cụ thể;

– Đau đầu dữ dội vùng trán;

– Đau hốc mắt

– Đau người, mệt mỏi, đau các khớp;

– Buồn nôn;

– Phát ban;

– Dấu hiệu xuất huyết: xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, xuất huyết tiêu hóa, ra kinh nguyệt bất thường,…

Đặc biệt lưu ý các triệu chứng sốt xuất huyết nặng:

– Sốc tụt huyết áp;

– Tràn dịch đa màng, thường gặp ở bụng, tim, phổi;

– Xuất huyết toàn thân mức độ nặng như xuất huyết tiêu hóa, ho mạnh ra máu, tiểu ra máu thậm chí là xuất huyết não;

– Suy chức năng đa cơ quan có thể là suy tim, suy thận, suy gan, suy hô hấp,…

Khi gặp các triệu chứng kể trên, cần được phát hiện sớm và chuyển người bệnh tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn biến chứng. Trường hợp nghiêm trọng nhất là có thể dẫn tới tử vong rất nguy hiểm.

2. Giải đáp: Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không?

2.1. Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không?

Thuốc kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng với người bệnh sốt xuất huyết vì sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do loại virus Dengue gây ra, trong khi kháng sinh lại là thuốc tác động đến vi khuẩn.

Trên thực tế, sốt xuất huyết có thể gây ra giảm bạch cầu đáng kể. Về mặt lý thuyết, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở những người bệnh nặng cần nhập viện. Trường hợp người bệnh bị bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc kháng sinh.

Đặc biệt nguy hiểm hơn nếu người bệnh sốt xuất huyết mang cơ địa dị ứng, việc sử dụng kháng sinh có thể làm gia tăng về nguy cơ dị ứng kháng sinh. Lúc này việc chữa trị bệnh sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu: Những điều cần biết

Tìm hiểu: Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không?

Người bệnh sốt xuất huyết chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định đơn kê của bác sĩ.

2.2. Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho người bệnh sốt xuất huyết

Người bệnh sốt đặc biệt lưu ý khi sử dụng kháng sinh đúng cách tránh những tác dụng thuốc không mong muốn.

– Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp sốt xuất huyết bị bội nhiễm khuẩn và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Trường hợp người bệnh có cơ địa dị ứng cần thông báo ngay với bác sĩ.

– Theo dõi tình trạng cơ thể trong quá trình dùng kháng sinh. Trường hợp người bệnh nhận thấy các dấu hiệu bất thường như mẩn đỏ, sưng, ngứa, nhịp tim thay đổi, nôn, buồn nôn,… cần tạm dừng uống thuốc và tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc thăm khám ngay khi cần.

3. Những loại thuốc khác chống chỉ định cho người bệnh sốt xuất huyết

3.1. Aspirin

Aspirin hoạt động như một chất giúp chống viêm, giảm sưng. Aspirin được dùng làm thuốc giảm đau, trị đau đầu và hạ sốt rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu dùng Aspirin cho người bệnh bị sốt xuất huyết, nó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm mức độ chảy máu. Vì vậy, bác sĩ chống chỉ định dùng Aspirin để giảm đau hạ sốt khi mắc sốt xuất huyết.

Tìm hiểu: Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không?

>>>>>Xem thêm: Cảnh báo: Bệnh cúm A vào mùa, hiểu rõ để phòng tránh hiệu quả

Người bệnh sốt xuất huyết không uống Aspirin để hạ sốt.

3.2. Thuốc kháng viêm không chứa Steroid

Nhóm thuốc này còn được gọi là NSAIDs, chúng có cơ chế hoạt động gần tương tự như aspirin giúp giảm viêm trong cơ thể sau nhiễm trùng hoặc bị chấn thương. Kháng viêm không chứa Steroid cũng là những loại thuốc không kê đơn được sử dụng rất phổ biến. Nhưng nếu dùng cho những người bệnh sốt xuất huyết sẽ làm gia tăng khả năng gây các biến chứng liên quan đến chảy máu.

Một số loại thuốc kháng viêm không chứa Steroid phổ biến lưu hành trên thị trường như: Ibuprofen, Diclofenac, Mefenamic Acid, Indomethacin, Naproxen, Etoricoxib,…

3.4. Thuốc chống đông

Thuốc chống đông máu hoặc “thuốc làm loãng máu” cũng có thể gây ra những tác dụng tương tự như Aspirin đối với người bị sốt xuất huyết.

4. Lưu ý trong chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học. Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ ăn và dễ tiêu hóa như bột, sữa, súp, cháo, canh. Không ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

– Vệ sinh mũi, mắt, miệng đều đặn hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

– Cho người bệnh mặc đồ rộng rãi, mát mẻ với chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để hỗ trợ giảm thân nhiệt nhanh chóng khi sốt.

– Hạn chế tắm cho người bệnh khi không cần thiết. Tốt nhất chỉ nên lau nhẹ cơ thể người bệnh bằng nước ấm.

– Theo dõi sát sao diễn biến bệnh lý nhất là thân nhiệt của người bệnh. Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và kịp thời đưa người bệnh đến cơ sở y tế trong trường hợp bệnh trở nặng.

– Giữ vệ sinh môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.

Như vậy, “Sốt xuất huyết có được uống kháng sinh không?” sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh và được bác sĩ chỉ định. Người bệnh sốt xuất huyết cần tuân thủ đúng về việc sử dụng thuốc cũng như các hướng dẫn chăm sóc để điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *