Tìm hiểu tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại tràng

Hóa trị là một trong những phương pháp sử dụng trong điều trị ung thư đại tràng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh trong và sau điều trị. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại tràng và cách để cải thiện trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại tràng

1. Điều trị hóa chất cho bệnh nhân ung thư đại tràng

1.1 Mục đích điều trị hóa chất trong ung thư đại tràng

Hóa trị là phương pháp sử dụng một hoặc các loại thuốc hóa chất kết hợp nhằm tiêu diệt và kiểm soát tế bào ung thư trong cơ thể. Hóa trị liệu là một phương pháp điều trị toàn thân có ý nghĩa quan trọng trong điều trị căn bệnh ung thư đại tràng bên cạnh các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp miễn dịch.

Chỉ định thực hiện hóa trị cho bệnh nhân mắc ung thư đại tràng nhằm các mục đích khác nhau cụ thể là:

– Hóa trị bổ trợ: Nghĩa là sử dụng hóa chất để điều trị sau phẫu thuật ung thư đại tràng. Việc kết hợp này nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và các tế bào có khả năng phát triển thành ung thư trong tương lai gần.

– Hóa trị tân bổ trợ: Được sử dụng cho bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng có khối u kích thước lớn bác sĩ chưa thể thực hiện phẫu thuật ngay được. Lúc này hóa trị sẽ được sử dụng nhằm mục đích làm giảm kích thước khối u, tổ chức ung thư, hỗ trợ quá trình phẫu thuật sau này thuận lợi hơn.

– Hóa trị triệu chứng: Chủ yếu sử dụng cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối, không còn khả năng điều trị triệt căn. Bệnh nhân sẽ được cân nhắc sử dụng phác đồ hóa trị triệu chứng để thu nhỏ khối u, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh và kéo dài thời gian sống.

1.2 Sử dụng hóa chất trong điều trị ung thư đại tràng thế nào?

Để xác định được phác đồ hóa chất cho bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng, thì bác sĩ sẽ cần có các thông tin về đặc điểm bệnh học, giai đoạn ung thư đại tràng, toàn trạng chung của bệnh nhân, mức độ đáp ứng của bệnh nhân với các loại hóa chất trước đó, nguyện vọng, mong muốn của bệnh nhân.

Từ đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng hóa chất thông qua đường truyền hoặc uống:

– Hóa trị toàn thân: Với hình thức này hóa chất sẽ được đưa vào cơ thể thông qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch để hóa chất đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Thuốc sẽ tác động vào các tế bào ác tính để làm suy yếu chúng. Tuy nhiên với cách này  các tế bào bình thường cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó mà người bệnh sẽ có một số tác dụng phụ đi kèm.

– Hóa trị khu vực là hình thức điều trị ung thư đại tràng bằng cách đưa thuốc tới động mạch dẫn trực tiếp vào phần cơ thể có chứa tế bào ung thư.

Tìm hiểu tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại tràng

Hóa chất được sử dụng trong điều trị ung thư đại tràng được sử dụng dưới dạng đường truyền hoặc đường uống

2. Một số tác dụng phụ gây ra bởi hóa trị ung thư đại tràng và cách cải thiện

2.1 Các tác dụng phụ của hóa trị liệu trong điều trị ung thư đại tràng

Các thuốc hóa trị ung thư đại tràng có tác dụng điều trị ung thư nhờ cơ chế tấn công các tế bào ác tính đang phân chia, tuy nhiên thuốc cũng có thể gây ảnh hưởng các tế bào bình thường phân chia như tế bào trong niêm mạc miệng, ruột, hay trong nang lông,… gây ra các tác dụng phụ. Các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc hóa trị trong điều trị ung thư đại tràng bao gồm:

– Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón… Các triệu chứng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể mất nước, mất sức…

– Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu sau khi thực hiện hóa trị: Bệnh nhân có thể sẽ gặp các triệu chứng như: Xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hóa, sốt cao, dễ nhiễm trùng…

– Tình trạng rụng tóc, thay đổi màu da, màu sắc của móng, khô da, bong tróc da.

– Độc tính thần kinh ngoại biên: Tê môi, lưỡi, răng, cứng hàm, vướng họng…

Tìm hiểu thêm: Viêm tắc tia sữa sưng đỏ khiến mẹ bỉm khổ sở, phải làm sao?

Tìm hiểu tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại tràng

Rụng tóc, khô da, sạm da, thay đổi màu sắc tính chất của móng tay, móng chân là những tác dụng phụ có thể gặp phải sau điều trị bằng hóa chất ở bệnh nhân ung thư đại tràng

3.2 Cách hạn chế tác dụng phụ của phương pháp hóa trị ung thư đại tràng

Hầu hết các tác dụng phụ của ung thư đại tràng được liệt kê phía trên sẽ mất đi theo thời gian sau khi kết thúc quá trình hóa trị. Tuy nhiên trong quá trình điều trị việc không tìm cách khắc phục hoặc cải thiện tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm gián đoạn quá trình và hiệu quả điều trị. Vậy nên người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:

– Luôn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bổ sung các vitamin, khoáng chất, thực phẩm nhiều dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể, các tế bào lành nhanh phục hồi sau mỗi liệu trình hóa trị.

– Ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ sử dụng 3 bữa chính để cơ thể luôn đảm bảo có năng lượng.

– Uống nhiều nước, nước ép trái cây tươi để cơ thể không bị mất nước

– Bệnh nhân nên tham vấn ý kiến của bác sĩ, trao đổi đầy đủ các thông tin về tác dụng phụ của hóa trị để bác sĩ có thể cho sử dụng bổ sung các loại thuốc chống nôn, giảm đau, kem bôi da… hoặc bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc hóa chất cho bệnh nhân ung thư đại tràng.

Ngoài ra bệnh nhân nên viết nhật ký theo dõi các tác dụng phụ hàng ngày để phát hiện ra những bất thường, nhờ đó bác sĩ có thể kịp thời điều trị, tránh những biến chứng xấu.

Tìm hiểu tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại tràng

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu ung thư dạ dày ai cũng nên biết

Lựa chọn một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và khoa học sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe trong điều trị

3. Kết luận

Điều trị ung thư nói chung và ung thư đại trực tràng nói riêng là cả một quá trình dài, và bệnh nhân mắc ung thư đại tràng được điều trị bằng phác đồ hóa chất cũng không thể tránh khỏi các tác dụng phụ do cơ chế điều trị của hóa chất gây ra. Tác dụng phụ của ung thư đại tràng sẽ xảy ra khác nhau ở mỗi người bệnh mắc ung thư đại tràng sau sử dụng hóa chất, bởi vậy tìm hiểu cho mình những kiến thức cần thiết trước khi điều trị bệnh để tránh được những lo lắng, từ đó cũng chủ động hơn trong quá trình theo dõi, cải thiện sức khỏe, tăng cơ hội sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *