Tìm hiểu: Tán sỏi ở bệnh viện nào tốt nhất

Tán sỏi ở bệnh viện nào tốt nhất là câu hỏi được nhiều người bệnh sỏi tiết niệu quan tâm. Bởi đây là phương pháp điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Thực tế, hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế chuyên khoa đủ điều kiện để thực hiện tán sỏi. Dưới đây là một số tiêu chí để lựa chọn bệnh viện uy tín mà mọi người có thể tham khảo.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu: Tán sỏi ở bệnh viện nào tốt nhất

1. Thắc mắc tán sỏi ở bệnh viện nào tốt nhất?

Sau đây là 5 tiêu chí giúp bạn có thể lựa chọn được cho mình một địa chỉ tán sỏi phù hợp với nhu cầu và tình trạng kinh tế.

1.1. Phương pháp tán sỏi

Hiện nay, với sự phát triển của y học, các phương pháp tán sỏi công nghệ cao đã  thay thế dần mổ hở truyền thống. Với nhiều ưu điểm vượt trội: ít xâm lấn, an toàn, không đau, sạch sỏi nhanh và hạn chế tái phát sỏi, tán sỏi mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh.  Các phương pháp tán sỏi đang được ứng dụng phổ biến bao gồm: tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser, tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser, tán sỏi ngược dòng bằng laser. Tùy vào vị trí, kích thước và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tán sỏi phù hợp.

1.2. Trình độ bác sĩ

Đây là tiêu chí quan trọng cần xem xét khi lựa chọn tán sỏi bệnh viện nào tốt nhất. Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được đánh giá là nhẹ nhàng nhất, phụ thuộc nhiều vào máy móc kỹ thuật. Tuy nhiên để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bác sĩ cần phải tính toán chính xác mức phát sóng xung kích điện từ phù hợp để có thể làm tan sỏi nhanh chóng. Với các phương pháp tán sỏi còn lại, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần trọng nên bác sĩ phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để hạn chế tối đa những biến chứng. Như vậy sẽ giúp tăng tỷ lệ lấy sạch sỏi và người bệnh cũng an tâm hơn.

Tìm hiểu: Tán sỏi ở bệnh viện nào tốt nhất

Chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ là một trong những tiêu chí quan trọng khi tìm hiểu tán sỏi ở bệnh viện nào tốt nhất.

1.3. Trang thiết bị

Các phương pháp tán sỏi yêu cầu phải được thực hiện với các loại máy móc hiện đại như hệ thống máy tán sỏi ngoài cơ thể, máy tán sỏi laser… Đồng thời, bệnh viện với trang thiết bị hiện đại giúp dễ dàng phát hiện và theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh. Nhờ đó quá trình thăm khám và tán sỏi sẽ diễn ra thuận lợi, an toàn và đạt hiệu quả cao.

1.4. Chăm sóc sau tán sỏi

Trừ tán sỏi ngoài cơ thể không cần mổ, không đau có thể về nhà ngay thì các trường hợp tán sỏi nội soi ngược dòng hay tán sỏi nội soi qua da… người bệnh cần được chăm sóc vết thương đúng cách để nhanh lành. Vết mổ cần được vệ sinh, thay băng hàng ngày, quan sát số lượng, màu sắc nước tiểu, kiểm tra các biểu hiện bất thường như sưng, viêm, mưng mủ, chảy máu,.. Cùng với đó là chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng và vận động hợp lý để phục hồi chức năng, tăng sức đề kháng, mau lành bệnh.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh lý sỏi bàng quang nguyên phát

Tìm hiểu: Tán sỏi ở bệnh viện nào tốt nhất

Bác sĩ thăm khám, kiểm tra cho người bệnh sau khi thực hiện tán sỏi tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

1.5. Chi phí tán sỏi

Chi phí tán sỏi tiết niệu cũng là yếu tố mà người bệnh cần quan tâm khi đi tìm câu trả lời tán sỏi ở bệnh viện nào tốt nhất. Chi phí tán sỏi khác nhau tùy theo phương pháp tán sỏi, tình trạng bệnh lý (kích thước sỏi, sức khỏe người bệnh) và thời gian nằm viện.  Các chi phí này cũng khác nhau giữa các bệnh viện. Tuy nhiên hiện nay, đa số các phương pháp tán sỏi đều được bảo hiểm hỗ trợ. Do đó, người bệnh có thể sử dụng bảo hiểm để tiết kiệm chi phí.

2. Các phương pháp tán sỏi hiện nay

2.1. Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ

Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng sóng điện từ từ bên ngoài cơ thể hội tụ tập trung vào viên sỏi. Năng lượng của sóng sẽ phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ. Sau đó, những vụn sỏi này sẽ tự thoát ra ngoài theo đường tiểu từ 7-14 ngày sau tán sỏi. Tán sỏi ngoài cơ thể thích hợp với những trường hợp sỏi niệu quản ⅓ trên sát bể thận, có kích thước dưới 10mm hoặc sỏi thận kích thước dưới 15mm.

Đây được xem là phương pháp đơn giản và an toàn bậc nhất cho người bệnh: điều trị sỏi không cần mổ, không xâm lấn, không đau và ra viện ngay. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình tán sỏi, ra viện ngay trong ngày và không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi sỏi có kích thước còn nhỏ, khó thực hiện được với sỏi rắn, sỏi cystin; không thực hiện được với người hẹp niệu quản.

2.2. Nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ đường kính từ 0.5 – 1cm  từ bên ngoài da vào vị trí có sỏi. Sau đó đưa máy nội soi qua đường hầm để vào tìm sỏi. Sau khi xác định chính xác vị trí sỏi, bác sĩ sử dụng laser tán sỏi thành từng mảnh nhỏ rồi hút bỏ ra ngoài thông qua đường hầm.  Phương pháp được chỉ định khi người bệnh có sỏi niệu quản đoạn ⅓ trên kích thước >15mm và sỏi thận kích thước >15mm.

Tán sỏi qua da là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu có kích thước lớn với xâm lấn tối thiểu nhất. Người bệnh ít đau, ít chảy máu, vết mổ nhỏ nên hầu như không để lại sẹo. Người bệnh có thể xuất viện sau 3 ngày tán sỏi và trở lại làm việc sau khoảng 1 tuần.

Tìm hiểu: Tán sỏi ở bệnh viện nào tốt nhất

>>>>>Xem thêm: Đối tượng nào dễ mắc sỏi đường tiết niệu?

Tán sỏi nội soi qua da thích hợp trong điều trị sỏi có kích thước lớn mà vẫn bảo toàn được chức năng thận, thay thế cho mổ mở.

2.3. Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser

Phương pháp này sử dụng ống soi đi từ vùng niệu đạo đến bàng quang hoặc niệu quản để tiếp cận trực tiếp viên sỏi. Tiếp đến sử dụng tia laser để “bắn phá” viên sỏi thành nhiều mảnh nhỏ rồi bơm rửa và gắp hết các vụn sỏi ra ngoài. Phương pháp áp dụng cho người bệnh có sỏi bàng quang kích thước trên 1cm hoặc dưới 1cm không thể tự thoát ra ngoài; sỏi niệu quản đoạn ⅓ giữa và ⅓ dưới.

Đây là phương pháp lấy sỏi theo đường “tự nhiên” nên người bệnh không phải chịu vết mổ nào. Người bệnh có thể ra viện luôn trong ngày và sớm trở lại sinh hoạt, làm việc bình thường. Phương pháp này không thực hiện trên người bệnh suy thận, người viêm đường tiết niệu hoặc người bị dị dạng niệu quản do không đặt được máy nội soi.

2.4. Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser

Nội soi tán sỏi mềm bằng laser kỹ thuật lấy sỏi theo đường “tự nhiên” bằng cách đưa ống nội soi mềm qua từ niệu đạo qua bàng quang lên vị trí có sỏi. Sau đó dùng tia laser để tán sỏi thành những mảnh vụn và hút bỏ ra ngoài bằng dụng cụ chuyên dụng. Phương pháp thực hiện cho người bệnh có sỏi thận kích thước

Tán sỏi nội soi bằng ống mềm không có vết mổ, không đau và không để lại sẹo. Đây là phương pháp giúp bảo toàn tối đa chức năng thận. Người bệnh có thể ra viện sau 2 ngày tán sỏi và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Phương pháp này cũng không được chỉ định trên những người bệnh bị hẹp hoặc gấp khúc niệu quản, người bị nhiễm trùng đường niệu.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về các tiêu chí để biết tán sỏi ở bệnh viện nào tốt nhất. Lựa chọn một cơ sở y tế uy tín cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn an tâm hơn trong quá trình tán sỏi, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *