Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng phổ biến và có xu hướng bệnh trẻ hóa dần theo thời gian. Căn bệnh này thường khởi phát từ khu vực đại tràng hoặc trực tràng sau đó xâm lấn đến các cơ quan khác. Ung thư đại/ trực tràng là bệnh lý thế nào? Mức độ nguy hiểm của bệnh? Dấu hiệu của bệnh và phương hướng điều trị thế nào, người bệnh cùng tham khảo trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu tổng quan về bệnh ung thư đại trực tràng
1. Khái niệm và cơ chế của bệnh ung thư đại/trực tràng
Bệnh ung thư đại/trực tràng xảy ra khi các tế bào trong niêm mạc đại – trực tràng phát triển bất thường hay còn gọi là polyp. Bệnh cũng có thể gây ra do các tổn thương tai đại tràng hoặc do bị “tấn công” bởi nhiều yếu tố.
Nhiều trường hợp, ung thư đại/trực tràng thường lành tính khi polyp gây tổn thương khu vực có hình dạng giống một khối u với cuống hoặc không cuống . Polyp lành tính nhưng nếu để kéo dài có thể tạo thành ung thư.
Bất kì độ tuổi, giới tính nào đều có thể mắc phải ung thư đại/trực tràng, tuy nhiên, nhóm đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao hơn so với người bình thường gồm:
– Nhóm người bệnh thừa cân, béo phì, cân nặng khó kiểm soát. Tỉ lệ nam giới mắc phải ung thư này thường cao hơn so với nữ giới.
– Nhóm người bệnh ỳ, lười hoạt động, lười tập luyện và vận động cơ thể.
– Người bệnh ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ đóng hộp, đồ nhiều chất béo…
Ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ là một trong những yếu tố thúc đẩy nguy cơ ung thư đại trực tràng
– Người bệnh hút nhiều thuốc lá, uống nhiều bia rượu khiến nguy cơ mắc bệnh tăng.
– Người bệnh lớn tuổi, đặc biệt là trên 50 tuổi.
– Người bệnh có người thân trong gia đình từng bị ung thư đại/trực tràng, ung thư trực tràng hoặc viêm loét đại tràng.
2. Dấu hiệu ung thư đại/trực tràng người bệnh cần nhớ
2.1 Ung thư đại/trực tràng và dấu hiệu bệnh
Bệnh ung thư đại trực tràng thường không có nhiều dấu hiệu nhận biết khi mới hình thành mà các biểu hiện này sẽ rõ ràng hơn khi bệnh diễn tiến sang giai đoạn nặng hơn. Những triệu chứng của bệnh ung thư này điển hình như sau:
– Người bệnh thay đổi thói quen đi ngoài, tình trạng đi ngoài bất thường hơn: táo bón, tiêu chảy, phân lỏng, phân dẹt kéo dài trong thời gian lâu.
– Cảm giác đi ngoài không hết phân mỗi khi đi ngoài, luôn muốn rặn khi đi ngoài nhưng không ra phân.
– Đi ngoài lẫn máu
– Phân có lẫn máu hoặc màu khác thường.
– Người bệnh bị đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng.
Tìm hiểu thêm: Thay đổi nội tiết sau sinh: Nguyên nhân, cách khắc phục
Người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng khi bị bệnh ung thư ở đại tràng, trực tràng
– Người bệnh cảm giác thiếu sức sống, mệt mỏi kéo dài.
– Người bệnh bị sụt cân liên tục bất thường.
2.2 Bệnh ung thư đại/trực tràng và lý giải các dấu hiệu bệnh
Căn bệnh ung thư này thường dẫn tới tình trạng đi ngoài kèm máu, tình trạng này nếu để kéo dài có thể làm hồng cầu giảm dẫn tới thiếu máu khiến người bệnh suy nhược cơ thể, phân cũng sẫm màu hơn.
Các biểu hiện của ung thư đại/trực tràng thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như nhiễm trùng, trĩ, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa… Để nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân hay gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, người bệnh nên kiểm tra đại trực tràng để ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
3. Các phương pháp điều trị ung thư đại/trực tràng phổ biến
Việc điều trị bệnh ung thư này phụ thuộc vào yếu tố kích thước, vị trí, phạm vi của khối u và sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị đơn lẻ hoặc phối hợp nhiều phương pháp để điều trị hiệu quả nhất. Các phương pháp để ngăn chặn ung thư đại trực tràng bao gồm:
– Phẫu thuật:
Đây là phương pháp điều trị ung thư đại/trực tràng phổ biến hàng đầu. Thông thường, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u cùng với một phần đại/trực tràng và các hạch gần đó. Đa phần đại tràng/ trực tràng đều có thể nối lại, nếu không thực hiện được thì cần mở thông đại tràng.
– Hóa trị:
Đây là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, thường được dùng sau phẫu thuật để loại bỏ những tế bào còn sót lại. Các loại thuốc điều trị ung thư thường được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua ống thông và lưu lại đó.
Bên cạnh đó, cũng có một số thuốc dạng viên.
– Xạ trị:
Đây là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao để làm tiêu biến tế bào ung thư, tế bào chỉ bị ảnh hưởng ở vùng chiếu xạ. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này trước khi phẫu thuật hoặc sau khi phẫu thuật.
Ngoài ra phương pháp này còn có thể dùng để làm giảm các triệu chứng ung thư.
– Liệu pháp sinh học:
Liệu pháp sinh học hay còn được gọi là liệu pháp miễn dịch dùng hệ thống miễn dịch của cơ thể để làm mất đi các tế bào ung thư. Các liệu pháp sinh học sẽ can thiệp để hệ thống miễn dịch tìm kiếm tế bào ung thư ở cơ quan này và tiêu diệt chúng.
Hầu hết các loại thuốc sử dụng trong điều trị đều được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
4. Ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh ung thư đại/trực tràng từ sớm
Để phòng ngừa căn bệnh ung thư này, người bệnh nên ngăn chặn những thói quen xấu có hại cho sức khỏe như:
– Hút nhiều thuốc lá
– Lười vận động cơ thể
– Hạn chế uống nhiều rượu bia
– Ăn nhiều trái cây, ngũ cốc, rau củ…
– Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ đóng hộp…
– Luôn thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ
>>>>>Xem thêm: Tất cả những thông tin về trám cổ răng
Để ngăn ngừa nguy cơ, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa theo đúng lịch hẹn
Bên cạnh đó, đối với bệnh ung thư đại trực tràng, người bệnh cần sắp xếp chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với những nguyên tắc sau:
– Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ
– Người bệnh nên hạn chế ăn nhiều đồ ăn được chế biến dưới dạng: chiên, xào, xông khói, nướng… mà nên chế biến thức ăn dạng luộc, hấp…
– Không nên sử dụng nhiều đồ ăn chế biến sẵn như: đồ hộp ăn liền, xúc xích, đồ ăn nhanh… Bởi đạm sẽ làm tăng yếu tố gây ung thư, mỡ dễ chuyển hóa bởi vi khuẩn trong lòng ruột làm tăng tế bào biểu mô bất thường gây ung thư.
– Sử dụng nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây… để tăng tiêu thụ acid folic và giảm thời gian ứ đọng phân. Chất xơ làm giảm PH trong đại tràng và tăng lượng acid béo chống oxy hóa.
– Hạn chế các loại đồ uống có cồn, đồ uống nhiều ga
– Người bệnh nên hoạt động điều độ, luyện tập thể dục để tăng sức đề kháng cho cơ thể.