Tìm hiểu trẻ bị sốt siêu vi mấy ngày hết bệnh?

Trẻ em bị sốt siêu vi có nguy hiểm không? Bé mắc sốt siêu vi mấy ngày hết bệnh? Cần lưu ý những gì khi chăm sóc bé mắc sốt siêu vi? Nếu cũng có chung những thắc mắc trên về bệnh sốt siêu vi ở trẻ thì mời bạn đọc xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu trẻ bị sốt siêu vi mấy ngày hết bệnh?

1. Trẻ em mắc sốt siêu vi có nguy hiểm không?

Sốt siêu vi ở trẻ là bệnh do các siêu vi trùng (còn gọi là virus) gây nên. Trong đó, tác nhân điển hình là do Adenovirus, Rhinovirus và virus cúm. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng phổ biến hơn vào thời điểm giao mùa, khiến trẻ mắc bệnh cảm thấy mệt mỏi nhiều và khó chịu.

Tìm hiểu trẻ bị sốt siêu vi mấy ngày hết bệnh?

Sốt cao là triệu chứng rất điển hình ở bé sốt siêu vi

Khi bị mắc sốt siêu vi, trẻ em thường sẽ có những biểu hiện sau:

– Sốt cao: Đây là triệu chứng rất điển hình của bệnh sốt siêu vi. Theo đó, trẻ mắc bệnh sẽ bị sốt cao liên tục, nhiệt độ cơ thể > 38,5 độ C. Một số trẻ có thể sốt cao tới 40 độ C.

– Đau đầu, đau cơ: Là biểu hiện thường gặp ở trẻ lớn bị sốt siêu vi. Các bé nhỏ hơn thì sẽ quấy khóc nhiều do cơ thể bị mệt mỏi, khó chịu.

– Rối loạn tiêu hóa: Bệnh sốt siêu vi thường khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đi ngoài ra phân lỏng. Một số trẻ mắc bệnh còn có cảm giác buồn nôn nhiều hoặc dễ nôn sau khi ăn.

– Bé có cảm giác rét run: Các bé bị sốt siêu vi thường sẽ cảm tấy bị lạnh toàn thân, nhất là ở tay và chân. Ngoài ra, có bé còn xuất hiện các những vân tím trên da.

– Bé bị ho, sổ mũi: Đây là biểu hiện thường gặp do bé đã bị nhiễm virus.

– Phát ban đỏ trên da: Triệu chứng này thường xuất hiện sau 2 – 3 ngày bé bị sốt.

Theo chuyên gia, sốt siêu vi không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể biến chứng nguy hiểm như: viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm cơ tim, biến chứng ở não… Dù là biến chứng nào thì đều gây hại cho sức khỏe của trẻ. Thậm chí nếu xảy ra biến chứng não, trẻ sẽ phải đối diện với nguy cơ tử vong cao.

2. Bệnh sốt siêu vi ở trẻ có lây không?

Bệnh số siêu vi ở trẻ hoàn toàn có thể lây truyền từ người sang người theo ba con đường sau:

– Đường mũi – miệng: Khi trẻ mắc bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi, virus gây bệnh có thể phát tán, lây truyền sang cho những người khỏe mạnh xung quanh. Đây là con đường lây truyền bệnh phổ biến, chiếm tỉ lệ rất cao.

– Vết cắn của muỗi: Nguồn lây bệnh có thể bắt nguồn từ côn trùng, khi muỗi mang theo virus gây bệnh và truyền nó sang người thông qua các vết cắn.

– Dịch tiết cơ thể: Trẻ có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với dịch hay máu có chứa virus bệnh.

3. Trẻ mắc sốt siêu vi mấy ngày hết bệnh?

Trẻ bị sốt siêu vi mấy ngày hết bệnh hiện là thắc mắc của không ít phụ huynh. Thông thường, trẻ mắc sốt siêu có thể bùng phát các triệu chứng của bệnh trong 3 – 5 ngày và khỏi hoàn toàn sau khoảng 7 – 10 ngày nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Một số trường lâu hơn, thời gian điều trị của trẻ mắc bệnh có thể kéo dài tới 14 ngày.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em cho những ai chưa biết

Tìm hiểu trẻ bị sốt siêu vi mấy ngày hết bệnh?

Trẻ mắc sốt siêu vi được điều trị kịp thời và đúng cách có thể hết bệnh sau khoảng 7 – 10 ngày

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trong thời gian điều trị bệnh, trẻ sốt siêu vi có thể xảy ra những triệu chứng bất thường. Nếu khoongd dược phát hiện, xử trí kịp thời, nguy cơ biến chứng nặng hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ, phụ huynh cần thường xuyên ở bên và quan sát bé nhiều hơn.

4. Những lưu ý trong chăm sóc và điều trị cho trẻ bị sốt siêu vi

4.1. Nên cho trẻ sốt siêu đi khám bác sĩ sớm

Tìm hiểu trẻ bị sốt siêu vi mấy ngày hết bệnh?

>>>>>Xem thêm: Những sai lầm dễ mắc phải khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường nên được đi khám bác sĩ khoa nhi sớm

Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh sốt siêu vi cần dựa trên loại virus gây bệnh và các triệu chứng bé đang gặp phải. Việc phụ huynh tự ý mua thuốc trị bệnh cho trẻ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến bệnh của bé thêm nặng hơn.

Bên cạnh đó, so với bệnh sốt thông thường, sốt siêu vi nguy hiểm hơn với nhiều triệu chứng ồ ạt. Vì thế, nếu nhà có trẻ mắc sốt siêu vi, phụ huynh nên cho bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp.

4.2. Cho trẻ uống nhiều nước

Với triệu chứng sốt cao và các biểu hiện khác khi mắc bệnh, trẻ dễ mất nước một cách nghiêm trọng. Do đó, phụ huynh cần đảm bảo cung cấp cho bé đủ nước để bù đắp lượng nước và điện giải đã mất. Đối với trẻ đang bú mẹ, bé cần được tăng lượng bú và cữ bú mỗi ngày.

Ngoài ra, phụ huynh và người chăm sóc có thể cho bé uống thêm Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường bù nước và điện giải đã mất.

4.3. Không kiêng tắm cho trẻ

Nhiều người cho rằng trẻ bị sốt siêu vi cần kiêng tắm để tránh bệnh trở nặng. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này là đúng. Thay vào đó, chuyên gia còn khuyên phụ huynh nên chú ý vệ sinh cho bé cẩn thận, đúng cách để cơ thể bé được thoải mái, dễ chịu hơn trong những ngày mắc sốt siêu vi.

Theo đó, mẹ nên dùng nước ấm khoảng 37 – 38 độ C để tắm cho bé. Bé cần được tắm trong phòng kín gió, trong khoảng 5 – 7 phút. Ngay sau khi tắm, mẹ hãy lau khô người cho bé để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm lạnh.

4.4. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng cho bé bị sốt siêu vi

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là yếu tố quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi khi trẻ bị sốt siêu vi. Do đó, phụ huynh và người chăm sóc cần đảm bảo cung cấp cho bé chế độ ăn đủ chất và cân đối.

Thức ăn cho trẻ bị ốm nên ưu tiên chế biến dạng lỏng để bé dễ ăn và tiêu hóa, Nếu trẻ mệt không ăn được nhiều, phụ huynh có thể chia khẩu phần ăn hàng ngày của bé thành nhiều bữa nhỏ. Điều này giúp đảm bảo cho cơ thể nhận được đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết để đẩy lùi bệnh tật, sớm hồi phục.

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp tới bạn đọc sốt siêu vi mấy ngày hết và những lưu ý trong chăm sóc để bé mắc sốt siêu vi sớm hồi phục và hết bệnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan tới các bệnh lý nhi khoa, quý độc giả vui lòng liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ giải đáp chi tiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *