Buồn nôn khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở rất nhiều bà bầu, gây tình trạng khó chịu kéo dài cho mẹ. Tuy việc buồn nôn trong thời kỳ mang bầu không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng có thể tác động không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của sản phụ.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu và khắc phục hiện tượng buồn nôn khi mang thai
Buồn nôn khi mang thai là tình trạng phổ biến ở nhiều bà bầu.
1. Buồn nôn khi mang thai là như thế nào?
Buồn nôn hoặc nôn khi mang thai là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các triệu chứng thường liên quan đến buồn nôn có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng sẽ không giống nhau ở bất cứ thai phụ nào. Ở một số chị em còn xuất hiện hiện tượng nôn ói nghiêm trọng và khó kiểm soát. Nhìn chung, buồn nôn có thể xem như là một triệu chứng điển hình của ốm nghén.Thông thường tình trạng ốm nghén sẽ bắt đầu trước tuần thứ 9 của thai kỳ và hầu như sẽ biến mất sau khoảng 14 tuần mang thai. Tuy nhiên, vẫn có những thai phụ bị ốm nghén kéo dài hơn vài tuần, vài tháng và thậm chí là suốt thai kỳ.
1.1. Các sản phụ thường bị ốm nghén cao khi mang thai:
– Người mang thai lần đầu tiên.
– Bà bầu có tiền sử bị nghén nặng ở lần mang thai trước.
– Phụ nữ bị quá béo hoặc quá gầy khi mang thai.
– Phụ nữ mang song thai hoặc đa thai.
– Trường hợp bị mắc bệnh nguyên bào nuôi.
1.2. Triệu chứng của ốm nghén buồn nôn
– Xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không giống nhau giữa các thai phụ.
– Nhạy cảm với mùi ăn: khi có sự kích thích về mùi và vị của một số loại thực phẩm bà bầu sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên, mỗi thai phụ thường sẽ nhạy cảm mùi vị không giống nhau.
– Hoa mắt, chóng mặt, sụt cân do tình trạng ăn không ngon dẫn đến cơ thể mang thai không có đủ dưỡng chất cần thiết.
2. Nguyên nhân gây buồn nôn khi mang thai
– Mặc dù không có nguyên nhân chắc chắn khiến hầu hết bà bầu buồn nôn, tuy nhiên điều này có sự liên quan mật thiết tới sự gia tăng nồng độ hormone hCG ở thai phụ. Trong những giai đoạn đầu của thai kỳ, hCG có nồng độ rất lớn, và thường nồng độ hCG sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 48h – 72h. Tiếp đến nồng độ hCG trong máu sẽ đạt đỉnh trong khoảng tuần 8 đến tuần 11 của thai kỳ, sau sẽ dần ổn định và giảm xuống. Đây là nguyên nhân gây ra các triệu chứng thai nghén như chóng mặt, buồn nôn,… Thực tế, nồng độ hCG ở giai đoạn đầu cao nên các triệu chứng thai nghén sẽ nặng hơn so với các giai đoạn sau.
– Một số nguyên nhân khác có thể khiến bà bầu tăng nguy cơ buồn nôn hơn như có tiền sử mắc bệnh dạ dày, ăn uống thiếu chất, thiếu một số vitamin cần thiết (canxi, magie, vitamin B6) khi mang thai.
Tuy nhiên, dù bắt nguồn từ bất cứ nguyên nhân nào, nếu buồn nôn do ốm nghén thông thường thì hoàn toàn lành tính
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm Pap tầm soát ung thư cổ tử cung
Phần lớn mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ gặp phải trạng thái buồn nôn và nôn ói tùy mức độ khác nhau. Nếu có dấu hiệu buồn nôn mất kiểm soát cần đến cơ sở y tế để được tư vấn điều trị.
3. Phân loại các loại ốm nghén khi mang thai
– Ốm nghén thông thường: Thực tế có khoảng 80% mẹ bầu gặp phải tình trạng này. Thông thường tình trạng nôn ói sẽ xảy ra ở mức độ vừa phải và thai phụ vẫn giữ được lượng thức ăn trong dạ dày. Giai đoạn này bà bầu không bị sút cân hoặc sút cân nhẹ và thai kỳ không ảnh hưởng. Sau khoảng 12 – 20 tuần hoặc sớm hơn thì biểu hiện nôn ói sẽ giảm dần.
– Ốm nghén nặng: Chỉ có một số lượng nhỏ bà bầu rơi vào trường hợp này. Tần suất và mức độ nôn khá trầm trọng. Bà bầu thường xuyên buồn nôn và sẽ nôn hết tất cả thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Kéo theo đó là tình trạng căng thẳng, chán ăn kéo dài dẫn đến sụt cân từ 2-10 kg. Tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của mỗi mẹ mà thời gian buồn nôn và nôn ói có thể kéo dài hơn vài tháng hoặc cho đến tận khi sinh nở.
Đặc biệt, nếu tình trạng nôn éo mất kiểm soát, kèm theo các dấu hiệu bệnh liên quan đến dạ dày – ruột, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm cách khắc phục.
>>>>>Xem thêm: Bệnh cường giáp có sinh con được không?
Uống nhiều nước là một trong những phương pháp giúp mẹ bầu hạn chế được cảm giác buồn nôn
4. Các cách khắc phục tình trạng ốm nghén buồn nôn
Ốm nghén buồn nôn dù ở mức độ nào cũng có ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt của mẹ bầu. Để hạn chế buồn nôn trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Tránh tiếp xúc với các thực phẩm có mùi vị kích thích như cá, thịt còn sống, mắm tôm,… để hạn chế triệu chứng nôn ói.
– Ốm nghén buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi vì thế hãy thường xuyên uống nước. Hãy chia nhỏ từng ngụm và uống thành nhiều lần sẽ giúp bạn ngăn ngừa cảm giác buồn nôn.
– Không để dạ dày rỗng bằng cách chia nhỏ các bữa ăn. Mẹ bầu có thể chọn cách ăn mỗi lần một khẩu phần nhưng đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt lưu ý các thực phẩm giàu chất xơ, thức ăn ít đường, sản phẩm giàu protein như trứng, sữa, rau xanh, trái cây,…
– Đặc biệt không uống các viên vitamin khi đói bụng, điều này dễ gây cảm giác buồn nôn cho mẹ bầu.
– Sử dụng các sản phẩm được chế biến từ gừng như trà gừng, bánh gừng, kẹo gừng. Tuy nhiên hãy sử dụng các sản phẩm ít ngọt, hoặc sản phẩm cho người ăn kiêng giúp giảm buồn nôn và ói.
– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc, chọn tư thế ngủ hợp lý. Đồng thời vận động nhẹ nhàng để giữ tinh thần thoải mái.
– Trong trường hợp bà bầu bị nôn nghén nặng dẫn tới sụt cân và mất nước trầm trọng có thể nhập viện để theo dõi. Lúc này, mẹ bầu có thể được điều trị ngăn chặn tình trạng nôn mửa, cân bằng nước và điện giải cho cơ thể.
Phần lớn mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng ốm nghén buồn nôn và điều này được xem như một hiện tượng bình thường của cơ thể. Đừng lo lắng mà hãy tìm cách cải thiện thông qua việc xây dựng chế độ ăn và sắp xếp sinh hoạt phù hợp. Nếu xuất hiện các triệu chứng nôn mửa nặng kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách để giảm bớt tình trạng này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.