Bệnh glocom tân mạch nói riêng và glocom nói chung là nhóm bệnh lý gây các tổn thương tới các dây thần kinh thị giác và khó hồi phục. Vậy glocom tân mạch khác gì với các bệnh lý glocom khác? Những nguyên nhân nào tác động và gây nên glocom tân mạch? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu chi tiết về glocom tân mạch trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh bệnh glocom tân mạch và cách điều trị
1. Nguyên nhân gây bệnh glocom tân mạch
Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến có thể gây nên bệnh glocom tân mạch
Bệnh glocom tân mạch là một loại glocom phát triển trên mắt, bệnh nhân có bán phần trước hoặc mống mắt bị xâm nhập bởi tân mạch. Đây cũng là 1 trong 4 hình thái của glocom thứ phát theo cơ chế hỗn hợp, bao gồm:
– Glocom tân mạch;
– Glocom do chấn thương;
– Glocom do viêm màng bồ đào;
– Glocom do u nội nhãn.
Ngày nay, khoa học tìm ra nhiều nguyên nhân có thể gây glocom tân mạch. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến thường là do: bệnh lý đái tháo đường, tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc và u nội nhãn tăng trưởng đã gây kích thích tân mạch phát triển.
Thực tế, bất kỳ quá trình nào gây thiếu máu cục bộ cho các mô ở mắt đều có thể kích thích tân mạch phát triển, tiềm ẩn nguy cơ gây glocom tân mạch. Bên cạnh đó, glocom tân mạch còn thường xuất hiện ở những người trên mắt có chứa u hắc tố hắc mạc hay có mống mống mắt, ung thư biểu di di căn, u nguyên bào võng mạc và sarcoma.
2. Diễn biến triệu chứng và cách điều trị glocom tân mạch
2.1. Diễn biến thông thường ở người bệnh mắc glocom tân mạch
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Nên mua kính thuốc ở đâu?
Diễn biến glocom tân mạch nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân và thời gian điều trị
Bệnh glocom tân mạch có thể diễn biến nhanh hoặc chậm là tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân. Song về cơ bản, glocom tân mạch thường xuất hiện và diễn biến triệu chứng như sau:
– Trong giai đoạn đầu, các tân mạch xuất hiện ở bờ đồng tử và ở góc tiền phòng của người bệnh, sau đó lan rộng ra mống mắt. Vì mạch máu mỏng làm lộ rõ màu đỏ của máu trong mạch, nên bệnh còn được gọi là viêm mống mắt đỏ. Ở giai đoạn này, khi quan sát góc tiền phòng của người bệnh thường sẽ thấy các mạch nhỏ phát triển từ mống mắt và đi qua vùng bè. Khi có đủ yếu tố kích thích gây thiếu máu cục bộ, mô sợi mạch sẽ lấp đầy góc tạo thành các đoạn dính ra trước ở chu biên mống mắt. Điều này gây tổn thương thoát lưu thủy dịch, khiến nhãn áp thường xuyên tăng cao. Bệnh nhân có thể phát hiện triệu chứng giống như trong cơn glocom góc đóng, bao gồm đau nhức dữ dội và giảm thị lực.
– Khoảng 3 tháng sau, người mắc glocom tân mạch thường phát sinh một sự kiện thiếu máu cục bộ do tắc nghẽn tĩnh mạch trung tâm võng mạc. Ngay cả khi trước đó bệnh chưa được chẩn đoán thông qua việc soi đáy mắt, bệnh nhân vẫn có thể gặp giảm thị lực mặc dù không có cảm giác đau. Nếu không thể soi được đáy mắt do sưng phù, siêu âm có thể được thực hiện để loại trừ khối u nội nhãn hoặc tình trạng bong võng mạc, cả hai đều có thể dẫn đến glocom tân mạch.
2.2. Cách điều trị glocom tân mạch
>>>>>Xem thêm: Cảnh giác với các biến chứng viêm bờ mi
Bệnh nhân mắc glocom tân mạch cần đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp
Theo đánh giá của các chuyên gia, điều trị glocom tân mạch đặt ra nhiều thách thức. Bởi vì trong giai đoạn phát triển, glocom tân mạch không phản ứng tốt với bất kỳ phương pháp điều trị thông thường nào, nên đôi khi cần áp dụng quang đông trên diện rộng vào võng mạc như một biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Việc áp dụng quang đông ở vùng võng mạc thiếu máu giảm các tác nhân kích thích thiếu máu đủ để kiểm soát tân mạch đã hình thành và điều chỉnh áp lực trong mắt. Trong những trường hợp mới bị tắc nghẽn tĩnh mạch trung tâm võng mạc, khi mạch ký huỳnh quang cho thấy mao mạch không truyền thấm, phương pháp quang đông võng mạc rộng có thể giảm đáng kể nguy cơ phát triển glocom tân mạch.
Bệnh glôcôm tân mạch thường xuất hiện đặc biệt khoảng 3 tháng sau sự kiện thiếu máu cục bộ do tắc nghẽn tĩnh mạch trung tâm võng mạc. Để tránh tái phát và kiểm soát tốt các tác động xấu của bệnh, bệnh nhân mắc glocom tân mạch cần duy trì kiểm tra mắt định kỳ, tối đa là 3 tháng một lần nhằm phát hiện sớm các nguy cơ biến chứng và thực hiện điều trị kịp thời. Việc thực hiện laser quang đông võng mạc có thể cần phải lặp lại nhiều lần để ngăn chặn sự tiến triển nặng nề của bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được theo dõi và kiểm tra lâu dài sau mỗi lần làm laser quang đông để đối phó với khả năng tái phát của bệnh.
Để đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị glôcôm tân mạch, việc tìm đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm chẩn đoán và tư vấn từ bác sĩ là quan trọng. Sau khi có kết quả chẩn đoán rõ ràng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn về phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
3. Những lưu ý để phòng ngừa bệnh glocom
Theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh glocom (tăng nhãn áp) chính là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau đục thủy tinh thể. Ước tính hiện tại có hơn 80 triệu người trên thế giới mắc bệnh glocom, trong đó có khoảng 50% người bệnh không nhận ra mình mắc bệnh. Đa số những người mù lòa sống tại các khu vực nông thôn và miền núi, nơi có dịch vụ chăm sóc mắt rất hạn chế. Nguyên nhân thường bởi trong giai đoạn đầu, bệnh nhân ít xuất hiện các triệu chứng đặc trưng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân mắc glocom có nguy cơ cao bị biến chứng mù lòa.
Để phòng ngừa, phát hiện sớm các bệnh lý glocom có thể mắc phải, mỗi chúng ta nên lưu ý những điều sau:
– Duy trì khám và kiểm tra mắt định kỳ từ 1 – 2 lần mỗi năm nhằm tầm soát, phát hiện và điều trị sớm glocom hay các bệnh lý khác về mắt.
– Tránh sử dụng quá mức thuốc chứa corticoid, đặc biệt là thuốc tra mắt, vì điều này có thể dẫn đến mù lòa do glocom, đục thể thuỷ tinh và loét giác mạc.
– Bệnh nhân đái đường hoặc huyết áp cao cần được tiến hành điều trị để kiểm soát đường huyết hoặc huyết áp. Đồng thời, các bệnh nhân này cũng cần được kiểm tra đáy mắt định kỳ để phát hiện sớm tình trạng võng mạc thiếu máu có thể xảy ra, phòng ngừa glocom tân mạch nói riêng và nhóm bệnh glocom nói chung.
– Người được chẩn đoán mắc bệnh đục thể thuỷ tinh cần thường xuyên theo dõi và phải thực hiện mổ đúng thời điểm để tránh biến chứng từ giai đoạn cuối của bệnh.
Như vậy, việc tầm soát, phát hiện sớm bệnh glocom tân mạch nói riêng và glocom nói chung có ý nghĩa rất quan trọng với công tác điều trị bệnh, ngăn ngừa nguy cơ nhãn áp tăng cao dẫn đến mù lòa ở người bệnh. Đồng thời bạn cũng nên ưu tiên lựa chọn khám mắt tại các cơ sở khám mắt uy tín như chuyên khoa Mắt Thu Cúc TCI để được bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám bằng máy móc hiện đại, cho kết quả chính xác nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.