Tìm hiểu về bệnh hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ

Hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên người bệnh thường chủ quan bỏ qua và chỉ phát hiện khi bệnh đã nghiêm trọng khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Cùng tìm hiểu triệu chứng nguyên nhân và cách điều trị bệnh qua bài viết sau đây nhé.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ

1. Bệnh hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ là gì?

Hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ là tình trạng thu hẹp đường ra của rễ thần kinh cổ do bệnh thoái hóa cột sống cổ. Đối với trường hợp này, không gian trong ống sống bị thu hẹp, gây hẹp đốt sống cổ, nơi chứa tủy sống và các rễ thần kinh. Kết quả là người bệnh có thể trải qua những cơn đau nghiêm trọng ở cổ, tăng nguy cơ bại liệt và mất thăng bằng.

Với bệnh lý này sẽ được chỉ định phẫu thuật để giải phóng áp lực lên tủy sống và tăng không gian bên trong. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa thể phẫu thuật, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc để giảm các triệu chứng của bệnh.

Tìm hiểu về bệnh hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ

Hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ là tình trạng thu hẹp đường ra của rễ thần kinh cổ do bệnh thoái hóa cột sống cổ

2. Triệu chứng hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ

Các triệu chứng của hẹp lỗ liên hợp bao gồm:

2.1 Đau vùng cổ

Đau cổ, khó chịu thường xuyên là triệu chứng thường gặp nhất ở những người bệnh bị hẹp lỗ liên hợp. Nguyên nhân là do dây thần kinh và mạch máu tại lỗ liên hợp bị chèn ép gây tắc nghẽn lưu thông máu. Tình trạng đau ngày càng nghiêm trọng hơn, đau lần sau nhiều hơn lần trước. Người bệnh có thể giảm đau khi sử dụng thuốc uống nhưng rồi lại tái phát.

Tìm hiểu thêm: Khắc phục nhanh đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối

Tìm hiểu về bệnh hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ

Đau cổ, khó chịu thường xuyên là triệu chứng thường gặp nhất ở những người bệnh bị hẹp lỗ liên hợp.

2.2 Vùng cổ bị co cứng, khó vận động

Những người hẹp lỗ liên hợp đốt sống rất dễ bị cứng cổ, khó xoay lắc, di chuyển. Người bệnh cũng dễ gặp tình trạng này mỗi khi ngủ dậy do máu chưa kịp lưu thông. Bên cạnh đó, những người ngồi làm việc lâu trong một tư thế cũng rất dễ bị cứng cổ. Lâu dần toàn bộ phần cổ gần vai có thể vẹo sang một bên.

2.3 Tê bì cánh tay

Khi bệnh nặng, các dây thần kinh bị chèn ép nhiều, người bệnh gặp tình trạng tê bì cánh tay, thậm chí mất kiểm soát hoạt động của cánh tay.

2.4 Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Các dây thần kinh hoặc mạch máu chèn ép có thể gây thiếu máu lên não, hoa mắt, chóng mặt, khiến người bệnh luôn mệt mỏi, khó chịu.

3. Nguyên nhân gây tình trạng hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ

Nguyên nhân chính gây hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ là do thoái hóa cột sống cổ. Bên cạnh đó những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: tiền sử chấn thương vùng cổ, phụ nữ mãn kinh, người có độ tuổi trên 50, thiếu vận động, ngồi cúi gập cổ thường xuyên, mang vác vật nặng trên cổ vai thường xuyên, vận động nặng và bẻ khớp cổ không đúng cách.

Biến chứng của bệnh hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ

Hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ là một bệnh lý nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các tác động nghiêm trọng như sau:

– Đau mãn tính.

– Yếu và tăng nguy cơ teo cơ.

– Giảm khả năng phản xạ.

– Tổn thương tủy sống.

– Giảm khả năng giữ thăng bằng, làm cho người bệnh khó đi lại và dễ ngã.

– Tê liệt.

Do đó, khi thấy xuất hiện các triệu chứng cần điều trị sớm và phục hồi chức năng tích cực để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

4. Chẩn đoán và điều trị hẹp lỗ đốt sống cổ

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh hẹp lỗ đốt sống có nhiều điểm khá tương đồng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cơ xương khớp khác. Do vậy cách chẩn đoán chính xác nhất đó là chụp Xquang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Dựa vào các kết quả, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Tìm hiểu về bệnh hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ

>>>>>Xem thêm: Nhiễm trùng khớp và những điều cần biết

Cách chẩn đoán chính xác nhất đó là chụp Xquang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Dựa vào các kết quả, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

5. Điều trị hẹp lỗ liên hợp đốt sống

Việc điều trị hẹp lỗ liên hợp nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra. Tùy phụ thuộc vào mức độ nghẽn hẹp và chèn ép, các phương pháp điều trị bao gồm:

5.1. Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến thường được chỉ định cho người bệnh bị hẹp lỗ tiếp hợp đốt sống. Trong đó, phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng hiện nay là phẫu thuật nội soi. Phương pháp này nhằm giải phóng lỗ liên hợp cột sống, mở rộng đường của rễ thần kinh cổ, giải nén thần kinh và tủy sống để khắc phục các triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể phẫu thuật được mà phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe thực tế của người bệnh.

5.2. Điều trị bảo tồn

Trong trường hợp người bệnh không thể phẫu thuật, cũng có thể áp dụng các phương pháp bảo tồn. Các phương pháp điều trị bảo tồn cho người bệnh bị hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ gồm:

– Điều trị bằng thuốc: Để giảm nhẹ triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau, chống viêm.

– Vật lý trị liệu: với phương pháp này người bệnh sẽ sử dụng các bài tập vận động nhằm kéo giãn cổ nhẹ nhàng, hỗ trợ giải phóng các rễ thần kinh, giảm đau, châm chích, tê bì. Đồng thời cải thiện sức mạnh cơ bắp và khả năng giữ thăng bằng, tăng cường sự dẻo dai của các cơ, hỗ trợ ổn định cột sống cổ, giúp người bệnh nhanh trở về với các hoạt động bình thường.

– Liệu pháp thay thế: Có thể lựa chọn các liệu pháp châm cứu, xoa bóp, chườm nóng để kích thích các huyệt đạo, thư giãn cơ,… từ đó giúp cải thiện bệnh đáng kể.

Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý chế độ dinh dưỡng, việc tập luyện hàng ngày khoa học để phòng ngừa bệnh và đẩy lùi triệu chứng nếu đang mắc bệnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về tình trạng hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ. Hy vọng có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này để từ đó có thể chủ động phát hiện, thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ người bệnh cần điều trị sớm tránh để gây những biến chứng nguy hiểm cho bản thân

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *