Bệnh lao màng phổi có số ca mắc đứng hàng đầu trong các bệnh lao ngoài phổi và thường diễn ra sau lao phổi. Đây là bệnh lý có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Ở một số trường hợp, bệnh lý này sẽ nặng lên, dẫn tới tình trạng suy hô hấp, đe dọa tính mạng người bệnh. Để hiểu rõ hơn về lao màng phổi, cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh lao màng phổi và cách phòng ngừa bệnh
1. Những điều cần biết về bệnh lao màng phổi
1.1. Khái niệm bệnh lao màng phổi
Màng phổi bao gồm lá thành và lá tạng tạo nên khoang màng phổi. Bình thường khoang màng phổi thường là khoang ảo, áp lực hơi âm và không có dịch tồn dư.
Lao màng phổi xảy ra do nguyên nhân chính từ trực khuẩn lao. Loại trực khuẩn này gây bệnh ở màng phổi theo đường mạch máu, bạch huyết. Trực khuẩn lao tấn công màng phổi – lớp mô mỏng bao quanh phổi, gây lao màng phổi. Người nhiễm bệnh dễ bị đau ngực, khó thở, sốt và ho. Trong một số trường hợp, bệnh có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi. Đây là tình trạng tích tụ chất lỏng trong khoang màng phổi.
1.2. Các yếu tố dẫn đến bệnh lao màng phổi
Nguyên nhân chính gây bệnh lao màng phổi là do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Vi khuẩn này có thể lây truyền từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ trong không khí khi người mắc lao ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Ngoài ra, lao màng phổi cũng có thể xảy ra do lao phổi lan sang. Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào phổi, chúng có thể lan sang màng phổi. Loại vi khuẩn này cũng sẽ phát triển dễ dàng hơn ở những đối tượng như:
– Người mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư hoặc đang điều trị ung thư hay đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
– Người cao tuổi.
– Trẻ nhỏ chưa thực hiện tiêm vacxin phòng lao.
– Người mắc lao nhưng được phát hiện muộn và không điều trị bệnh đúng cách.
– Bị lây vi khuẩn từ người mắc lao phổi.
– Người bị chấn thương ở vùng lồng ngực.
Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp là nguyên nhân chính gây ra lao màng phổi
1.3. Triệu chứng nhận biết lao màng phổi
Dấu hiệu nhận biết lao màng phổi có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là những triệu chứng tùy theo giai đoạn bệnh:
Giai đoạn mới khởi phát
– Có khoảng 50% trường hợp xảy ra biểu hiện cấp tính. Và đi kèm là tình trạng đau ngực đột ngột, sốt cao trong khoảng 39 – 40 độ C, cùng với đó là ho khan và tình trạng khó thở tăng dần.
– Khoảng 30% trường hợp sẽ có những dấu hiệu như đau ngực liên tục, sốt nhẹ vào chiều tối, ho khan, tình trạng khó thở tăng dần.
Giai đoạn toàn phát
– Người bệnh có tình trạng cơ thể xanh xao, mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng, sốt cao liên tục, nhiệt độ cơ thể tăng dao động khoảng khoảng từ 38 – 40 độ C, mạch cơ thể đập nhanh, hạ huyết áp, buồn nôn và lượng nước tiểu ít.
– Ho khan từng cơn và cơn ho xuất hiện đột ngột khi thay đổi tư thế.
– Đau ngực giảm nhiều hơn so với thời kỳ khởi phát.
Tìm hiểu thêm: Chi phí thông tắc vòi trứng hết bao nhiêu tiền?
Dấu hiệu nhận biết của lao màng phổi có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
2. Những hậu quả từ bệnh lao màng phổi cần lưu ý
Bệnh lao màng phổi nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Tràn dịch, tràn khí màng phổi: Tình trạng này sẽ xảy ra khi màng phổi có dịch, trong khi tràn khí màng phổi là tình trạng khí xâm nhập vào màng phổi. Khi mắc bệnh, vi khuẩn lao sẽ gây ra tổn thương và xuất hiện nhiều lỗ hổng nối thông giữa phổi và khoang màng phổi gây tràn khí màng phổi. Khí và dịch tràn ra nhiều sẽ ép phổi và làm giảm thể tích của phổi.
– Xơ phổi: Đây là biến chứng đáng lo ngại nhất của lao màng phổi. Vi khuẩn lao sẽ phá hủy phổi không ngừng và khó có thể kìm hãm sự phá hủy của vi khuẩn. Loại vi khuẩn này có thể làm hỏng một thùy phổi nhưng cũng có thể làm hỏng ở một bên phổi khác. Những vết phá hủy này có đặc điểm là lan tràn và mạn tính. Khi phổi bị phá hủy dần dần, xơ hóa thì không thể hồi phục lại được. Phần phổi xơ hóa sẽ bị làm giảm chức năng trao đổi khí nặng nề. Người bệnh sẽ bị suy hô hấp dẫn và dẫn tới tử vong.
– Ho ra máu: Đây là một cảnh báo nguy hiểm và là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn lao đã ăn sâu vào trong phổi, bắt đầu phá hủy các cấu trúc và làm thủng mạch máu. Ban đầu chỉ là các mạch máu nhỏ ở phế nang, sau đó đến các mạch máu lớn hơn. Ban đầu chỉ có thể là một vết máu hoặc là vết hồng nhạt lẫn đờm hoặc nước bọt, lâu dần sẽ nhiều và một rõ ràng hơn.
Những biến chứng của lao màng phổi đều gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
3. Cách phòng tránh để ngăn bệnh gây tổn hại sức khỏe
Để phòng tránh tác hại nghiêm trọng của bệnh, mỗi người cần thực hiện một số phương pháp dưới đây:
– Cần tiêm vacxin BCG để ngăn ngừa lao màng phổi cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Đây là loại vacxin có hiệu quả trong việc bảo vệ trẻ em khỏi mắc bệnh lao.
– Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh: Nếu có tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu bạn không thể tránh tiếp xúc, hãy đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Khẩu trang giúp ngăn ngừa vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể bạn. Rửa tay thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn lao khỏi tay.
– Tăng cường sức khỏe cơ thể: Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chống lại bệnh tật và những sự lây nhiễm của các loại vi khuẩn nguy hiểm. Cần có một chế độ ăn uống lành mạnh (ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt), tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
– Sàng lọc và điều trị sớm: Nếu phải tiếp xúc với người mắc lao, nên được sàng lọc và điều trị sớm. Sàng lọc giúp phát hiện những người mắc lao nhưng không có triệu chứng. Điều trị sớm giúp ngăn ngừa lao lây lan sang những người khác.
– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để giúp phát hiện bệnh sớm. Đặc biệt, nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh lao, cần thực hiện kiểm tra sức khỏe ngay, không trì hoãn.
>>>>>Xem thêm: Tư vấn: Tiêm vắc xin bạch hầu khi mang thai có an toàn không
Đẻ phòng tránh bệnh hiệu quả, mọi người nên chủ động sàng lọc sức khỏe cơ thể thường xuyên
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin cần biết về căn bệnh lao màng phổi. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được giải đáp sớm nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.