Lao sơ nhiễm còn được gọi là lao nguyên phát hay lao khởi đầu: là toàn bộ những biểu hiện và thay đổi của cơ thể sau lần đầu tiên cơ thể tiếp xúc với vi trùng lao. Nếu điều trị không kịp thời, lao sơ nhiễm gây biến chứng tổn thương lên phổi: viêm phổi do lao, xẹp phổi, lao phế quản, lao phổi, lao kê phổi, lao xương, lao màng phổi… gây hậu quả nặng nề.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh lao sơ nhiễm lao xương, lao màng phổi
Đối tượng dễ mắc lao sơ nhiễm
Theo thống kê, trong số 100 người lao sơ nhiễm, khoảng 10 người sẽ trở thành bệnh nhân lao.
Lao sơ nhiễm thường xảy ra ở trẻ nhỏ lúc sinh ra không được tiêm ngừa lao.
Suy giảm sức chống đỡ của cơ thể: các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus đặc biệt là nhiễm HIV, suy dinh dưỡng gây suy giảm hệ thống miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương sơ nhiễm qua các con đường: hô hấp, tiêu hóa, niêm mạc da…
Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương sơ nhiễm bằng ba con đường:
Hô hấp: Do hít phải các giọt nước bọt chứa vi khuẩn lao mà người bị lao phổi ho khạc ra.
Tiêu hóa: Lây nhiễm do uống phải sữa tươi của bò bị lao vú chưa tiệt trùng hoặc tiệt trùng không đúng cách, hay nuốt phải vi khuẩn lao lẫn trong thức ăn, đồ uống khác. Thể đặc biệt là lao sơ nhiễm bẩm sinh, do thai nhi nuốt phải nước ối hoặc dịch âm đạo có vi khuẩn lao từ người mẹ bị lao nội mạc tử cung hoặc lao âm đạo.
Niêm mạc da: Lây nhiễm theo đường này hiếm gặp hơn, vi khuẩn lao có thể xâm nhập những vùng da xây xát, chảy máu hoặc những vùng niêm mạc mắt, họng… bị tổn thương.
Vi khuẩn lao gây tổn thương sơ nhiễm ở nơi xâm nhập: phế nang phổi, niêm mạc ruột, mắt, họng… hoặc hình thành ổ loét sơ nhiễm, sau đó theo đường bạch huyết lan vào các hạch khu vực, phát triển ở đây gây lao sơ nhiễm.
Lao sơ nhiễm thường có triệu chứng
Đa số bệnh nhân lao sơ nhiễm có triệu chứng âm thầm như: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, đổ mồ hôi lúc ngủ dù trời lạnh. Những thể nặng có sốt dao động, thân nhiệt thay đổi trên dưới 38 độ C và nhiều biểu hiện toàn thân hơn.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu hen phế quản là gì và cách phòng ngừa
Đa số bệnh nhân lao sơ nhiễm có triệu chứng âm thầm như: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, đổ mồ hôi lúc ngủ dù trời lạnh.
- Triệu chứng hô hấp: Ho dai dẳng, có thể lúc đầu ho khan sau đó ho đờm, hoặc ho ra chất như bã đậu.
- Triệu chứng khác: Ở trẻ nhỏ còn gặp nổi những nốt hồng ban và viêm kết giác mạc phỏng nước do phản ứng dị ứng với vi khuẩn lao. Những nốt này tập trung ở mặt trước hai cẳng chân, mất đi sau khoảng 10 ngày, có thể xuất hiện lại đợt khác. Viêm kết giác mạc phỏng nước: một đám tổn thương nốt nhú xung quanh đỏ nằm ở nơi tiếp giáp củng giác mạc, có thể loét tạo thành sẹo giác mạc.
- Lao sơ nhiễm ở ruột: Biểu hiện các dấu hiệu giống viêm ruột thừa hoặc tiêu chảy kéo dài. Muộn hơn sờ thấy hạch trong ổ bụng.
- Lao sơ nhiễm ở da niêm mạc: Thông thường phát hiện một tổn thương thâm nhiễm hoặc loét không đau và viêm nhóm hạch khu vực lân cận.
Các xét nghiệm chẩn đoán lao sơ nhiễm
Ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng báo hiệu bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán đúng bệnh.
- Chụp phim X-quang phổi
- Soi đờm tìm vi trùng lao, hay lấy dịch dạ dày tìm vi trùng lao (ở những trẻ không khạc được đờm)
- Chụp CT ngực
Phương pháp điều trị
Trong lao sơ nhiễm nếu chỉ chuyển phản ứng da dương tính, không tiêm vắc xin phòng ngừa lao, không có dấu hiệu lâm sàng và X-quang thì có thể dùng thuốc uống Izoniazid để điều trị bệnh.
Trường hợp, có đủ dấu hiệu lâm sàng và X-quang, chuyển phản ứng thì cần điều trị đặc hiệu theo phác đồ của bác sĩ, kết hợp 3 loại thuốc là H.Isoniazide, R.Rifampicine, Z.Pyrazinamide.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân hen phế quản khởi phát, cách phòng tránh
Người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả bệnh
Bên cạnh việc điều trị thuốc đặc trị cần thiết phải điều trị triệu chứng. Người bệnh cần đảm bảo dinh dưỡng tốt bao gồm các chất đạm, đường, chất béo, các vitamin và chất khoáng, nhằm khôi phục và nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.
Phòng ngừa lao sơ nhiễm
Để phòng lao sơ nhiễm cho trẻ cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia.
Tầm soát lao: Những người có tiếp xúc với người bệnh lao phổi hoặc trong gia đình có người mắc bệnh lao phổi thì cần được khám tầm soát lao, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Nếu trong gia đình có người bệnh lao phổi thì cần áp dụng các biện pháp vệ sinh để tránh lây nhiễm lao cho người khác (ở phòng riêng, ăn uống riêng, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên). Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh lao phổi.
Tăng cường sức đề kháng của cơ thể (chống suy dinh dưỡng)
Giữ nhà cửa thông thoáng.
Bản thân người bệnh lao phổi cần ý thức tránh lây lan cho cộng đồng bằng cách đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, che miệng khi ho, khạc nhổ, không khạc nhổ bừa bãi, rửa tay thường xuyên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.