Tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý hô hấp dẫn tới tổn thương phổi cùng phế quản nghiêm trọng. Bệnh có thể xảy ra với 4 giai đoạn với mỗi giai đoạn có biểu hiện và phương hướng điều trị khác nhau. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất và nguy hiểm của bệnh.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4

1. Khái quát chung về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các giai đoạn bệnh

1.1 Phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý như thế nào?

Đây là bệnh đường hô hấp cho thấy tình trạng viêm ở niêm mạc đường thở của người bệnh kéo dài với những triệu chứng chức năng thông khí ở phổi giảm. Người bệnh thường có cảm giác khó thở vì đường thông khí hẹp hơn so với thông thường và có nguy cơ dẫn tới suy hô hấp.

Bệnh được phân loại thành 2 dạng là: viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thủng. Viêm phế quản mạn tính xảy ra khi lớp niêm mạc của ống phế quản bị viêm(lớp lót trong của ống phế quản sưng đỏ và chứa chất nhầy). Những chất nhầy này có thể dẫn tới khó thở và hẹp đường thở.

Căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường rất phổ biến và chiếm phần lớn các ca bệnh ở chuyên khoa nội và hô hấp. Đa số bệnh nhân khi phát hiện tình trạng bệnh thường có những biểu hiện nặng bởi chủ quan khi thấy đó là những dấu hiệu cảm cúm, bệnh hô hấp thường gặp và có thể tự khỏi.

Tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4

Bệnh nhân khám bệnh hô hấp tại Thu Cúc TCI

1.2 Các giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Căn bệnh này được chia thành 4 giai đoạn với những đặc điểm như sau:

Giai đoạn 1

Người bệnh thường khó phát hiện trong giai đoạn này bởi bệnh không có những biểu hiện rõ ràng và dễ nhầm lẫn với viêm họng thông thường. Triệu chứng nổi bật nhất là bị ho kéo dài và có đờm.

Theo khuyến cáo, bệnh nhân có thói quen hút thuốc hoặc đang làm việc trong môi trường ô nhiễm thì nên thường xuyên thăm khám hoặc xét nghiệm phế dung hay đo chức năng hô hấp.

Giai đoạn 2

Những biểu hiện bệnh trong giai đoạn này thường rõ ràng hơn và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh như ho có đờm, đặc biệt vào buổi sáng. Người bệnh cũng có thể mệt mỏi, khó thở, trí nhớ giảm, thở khò khè. Chức năng hô hấp trong giai đoạn này có thể giảm từ 50-70%.

Nếu thay đổi lối sống, bỏ thói quen hút thuốc lá, bệnh có thể suy giảm. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để người bệnh giảm nhẹ triệu chứng.

Giai đoạn 3

Chức năng hô hấp trong giai đoạn này chỉ đạt khoảng 30-50%, người bệnh dễ mắc bệnh viêm phế quản, viêm họng. Triệu chứng có thể là nhức đầu buổi sáng, thở nhanh và giảm tỉnh táo bởi oxy không cung cấp đủ.

Người bệnh nên rèn luyện thể chất và ăn uống lành mạnh trong giai đoạn này kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ viêm phổi hoặc thiếu oxy.

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn phổi tổn thương nhiều và khó phục hồi, chức năng phổi khó đảm bảo dẫn tới thiếu oxy ở tim, động mạch phổi, não… Những triệu chứng của bệnh có thể là mệt mỏi, khó thở nặng, sút cân, nhức đầu, tăng huyết áp, nhiễm trùng, giảm SpO2…

Những đợt khó thở cấp tăng có thể dẫn tới ảnh hưởng tính mạng người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới

Tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4

Bệnh khi chuyển sang giai đoạn 4 có thể khiến khó thở, thậm chí ảnh hưởng tính mạng

2. Tìm hiểu về giai đoạn 4 của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

2.1 Mức độ nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn người bệnh cảm thấy sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng và lúc này chức năng lá phổi của người bệnh chỉ hoạt động được ở mức khoảng ít hơn 30%. Giai đoạn 4 cũng là giai đoạn người bệnh cần can thiệp điều trị với bác sĩ chuyên khoa để kê đơn thuốc và phẫu thuật ghép phổi hay giảm thể tích ở phổi.

Căn bệnh này khi bước sang giai đoạn 4 có nguy cơ tử vong cao hàng đầu bởi đây là giai đoạn rất nguy hiểm. Người bệnh cần được bác sĩ theo dõi, chăm sóc và cần có sự hỗ trợ của thiết bị đo nồng độ oxy trong máu hay xét nghiệm chức năng phổi. Trường hợp nguy hiểm nhất, người bệnh có thể nhập phòng hồi sức tích cực hoặc tử vong với tỷ lệ lên tới 24%, đặc biệt nếu là người bệnh cao tuổi.

2.2 Phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở giai đoạn 4 hiện nay

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hiện nay vẫn chưa có phương pháp hay thuốc điều trị đặc hiểu để khỏi hoàn toàn. Những phương pháp điều trị bệnh để nâng cao thể chất và hỗ trợ phổi hoạt động tốt hơn đồng thời giảm những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe:

– Thuốc giãn phế quản: giúp mở rộng đường thở để hỗ trợ hô hấp cho người bệnh, đa số dùng ở dạng hít để người bệnh có thể sử dụng thường xuyên, thường là 1-2 lần/ ngày. Cần dùng thuốc với liều lượng của bác sĩ kê đơn và dùng hàng ngày, tuy nhiên không dùng cho các trường hợp khẩn cấp.

– Thuốc chống viêm: bác sĩ thường chỉ định dòng thuốc này để giãn phế quản kéo dài hỗ trợ người bệnh trong quá trình hô hấp.

– Thuốc kết hợp với thuốc giãn phế quản: giúp chống viêm và giãn cơ trong đường thở.

– Thuốc long đờm, thuốc làm loãng dịch nhầy ở phổi: có công dụng làm loãng dịch nhầy để người bệnh dễ nhổ đờm ra ngoài, thường được chỉ định với các đợt viêm cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

– Hạn chế uống nước lạnh và ăn nhiều đồ ăn lạnh.

Tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4

>>>>>Xem thêm: Khái quát về viêm phế quản là lành tính không phải ung thư

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không nên uống nước lạnh và ăn nhiều đồ lạnh

– Ăn uống khoa học và thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao: để nâng cao thể trạng, ổn định nhịp thở, giảm biến chứng của bệnh.

– Lưu ý giữ gìn sức khỏe trong mùa lạnh, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần cổ và phần ngực. Thường xuyên vệ sinh mũi họng để tránh vi khuẩn và virus xâm nhập.

– Có ý thức trong việc xây dựng thực đơn khoa học để tăng cường đề kháng và bảo vệ sức khỏe.

Hi vọng những thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4 trên đây có thể giúp người bệnh hình dung được mức độ nguy hiểm của bệnh và cách để có thể điều trị và phòng ngừa sớm những nguy cơ. Đồng thời, khi thấy những dấu hiệu sớm của phổi tắc nghẽn mạn tính, hãy đi thăm khám sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *