Mỗi năm trên thế giới có 800.000 người chết do bệnh ung thư dạ dày và hơn 500.000 người chết do ung thư thực quản. Tỷ lệ này sẽ còn cao hơn khi thực phẩm bẩn ngày càng trở thành mối lo ngại cho toàn xã hội.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh ung thư dạ dày – thực quản
1. Nguyên nhân ung thư dạ dày – thực quản
Nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày – thực quản được cho là có liên quan đến tuổi tác và giới tính. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi và hiếm gặp ở người dưới 40 tuổi. Khoảng 80% bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở độ tuổi 55-85. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới với tỷ lệ bệnh ở nam cao gấp 3 – 6 lần nữ theo thống kê ở Việt Nam. Các yếu tố nguy cơ cụ thể như sau:
– Người trên 40 tuổi, là nam giới hoặc uống rượu thường xuyên có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày – thực quản, nguy cơ này đặc biệt cao ở những người sử dung cả rượu và thuốc lá.
– Thói quen ăn nóng, uống nóng hoặc thức ăn như mắm, dưa muối. Chế độ ăn ít trái cây và rau quả cũng làm tăng tỷ lệ ung thư dạ dày – thực quản.
– Có các bệnh lý khác tại dạ dày – thực quản như: Viêm dạ dày- thực quản trào ngược axit dạ dày kéo dài, loét hẹp đoạn dưới thực quản, nhiễm HPV,…
– Trong gia đình có người thân bị ung thư dạ dày – thực quản hoặc người béo phì thì nguy cơ tăng cao hơn người bình thường.
– Mắc một số ung thư khác vùng đầu mặt cổ như khoang miệng, họng miệng và hầu họng – thanh quản.
Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm thường gặp
2. Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày – thực quản
Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày – thực quản rất ít hoặc hầu như không có triệu chứng rõ rệt. Các triệu chứng thường nhầm lẫn với các loại bệnh tiêu hóa hoặc đau dạ dày, viêm dạ dày,… Khi bệnh đã phát triển, có thể có những dấu hiệu sau:
– Lúc đầu cảm giác khó nuốt với thức ăn đặc, sau khó nuốt với thức ăn lỏng, cuối cùng uống nước cũng nghẹn.
– Có thể nôn, dịch nôn có thể lạc vào đường thở gây hiện tượng viêm đường hô hấp kéo dài, trội lên từng đợt, có thể có nôn ra máu.
– Ợ nóng, đau họng, đau sau xương ức, đau lưng hoặc đau 2 xương bả vai.
– Khàn tiếng không khỏi sau 2 tuần.
– Sụt cân.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, bạn cần được tư vấn ngay với bác sỹ để chẩn đoán tình trạng bệnh lý và kịp thời có hướng điều trị. Trường hợp cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0936 388 288
Tìm hiểu thêm: Giải đáp kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung
Các triệu chứng ung thư dạ dày – thực quản thường nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường
3. Chẩn đoán ung thư dạ dày – thực quản
Trước tiên, để chẩn đoán ung thư dạ dày – thực quản, bác sỹ sẽ cần tìm hiểu bệnh sử và khám lâm sàng kỹ càng với người bệnh. Sau đó thực hiện một số chẩn đoán như sau:
– Nội soi: Nội soi là dùng một ống nhỏ có đèn sáng đưa vào trong dạ dày – thực quản. Nếu có nghi ngờ có vùng bất thường của thực quản, bác sỹ sẽ sinh thiết làm qua ống đó để nghiên cứu tế bào dưới kính hiển vi.
– Nếu có tổn thương sẽ chụp thực quản có thuốc cản quang. Người bệnh sẽ uống một chất lỏng cản quang, chất này sẽ bám vào dạ dày – thực quản và cho thấy hình dạng của thực quản trên phim chụp.
– Nếu phát hiện u, người bệnh cần chụp cắt lớp vi tính nhằm đánh giá mức độ lan rộng.
– Ngoài ra có thể làm xét nghiệm máu để tìm chất chỉ điểm khối u CEA, CA19.9.
4. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày – thực quản
Điều trị bệnh ung thư dạ dày – thực quản cũng như các loại ung thư khác là phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các phương pháp thường bao gồm phẫu thuật, hóa chất và xạ trị.
4.1. Phẫu thuật
Việc phẫu thuật sẽ lấy bỏ toàn bộ đoạn thực quản, dạ dày có khối u và nếu cần thiết sẽ lấy cả những hạch gần đó. Đoạn thực quản còn lại sẽ được nối với dạ dày của người bệnh.
Đặt stent là một phương pháp điều trị khác nhằm mục đích giảm triệu chứng khó nuốt. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đặt một ống kim loại nhỏ vào thực quản của người bệnh. Ống này sẽ giữ cho thực quản của người bệnh không bị hẹp, do vậy nuốt được dễ dàng hơn.
>>>>>Xem thêm: Hot mom Quỳnh Giang sinh con: Bí quyết sinh mổ lần 2 nhẹ tênh
Bác sĩ Zee Ying Kiat đang tư vấn điều trị bệnh cho người bệnh tại Bệnh viện Thu Cúc
4.2. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể và dừng sự phân chia tế bào. Thuốc có thể truyền hoặc uống. Điều trị hóa chất có thể kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị. Như vậy sẽ giúp tăng hiệu quả của điều trị.
4.3. Xạ trị
Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư dùng năng lượng cao để làm thu nhỏ khối u và giảm đau.
4.4. Điều trị nhắm mục tiêu
Người ta phát hiện thấy một loại Protein thúc đầy sự tăng trưởng trên bề mặt của các tế bào khối u là HER2 trong 1/5 tổng các ca ung thư. Các khối u có mức độ tăng HER2 được gọi là HER2-dương tính. Với những trường hợp này được sử dụng như là một kháng thể nhân tạo nhắm vào protein HER2.
5. Điều trị ung thư dạ dày – thực quản theo phác đồ Singapore tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Đến với Khoa Ung bướu Singapore – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, người bệnh sẽ được điều trị trực tiếp với các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore. Chịu trách nhiệm chính trong điều trị ung thư dạ dày – thực quản là TS. BS Zee Ying Kiat.
Bác sĩ Zee là thành viên của Hiệp hội Ung thư học Lâm sàng Mỹ và thành viên sáng lập của Hiệp hội Các bệnh Gan-Tụy-Túi Mật Singapore. Bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh ung thư ở đường tiêu hóa, đã giúp chữa trị thành công hàng nghìn ca mắc ung thư trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Duy nhất tại Khoa Ung bướu Singapore – Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh ung thư còn được điều trị bằng phác đồ đa mô thức chuẩn 100% Singapore với mục tiêu chữa lành bệnh. Để đăng ký khám và tư vấn, vui lòng liên hệ 0936 388 288.
Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để bi
ết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.