Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng liên quan đến các cơ quan tạo và đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể. Bệnh không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu để có các biện pháp phòng tránh là điều rất cần thiết.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu

1. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm đường tiết niệu là gì?

A: Escherichia coli (E. coli)
B: Staphylococcus aureus (S. aureus)
C: Chlamydia
D: Mycoplasma
Đáp án đúng là A. Vi khuẩn E. coli là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm đường tiết niệu. Mặc dù một số loại vi khuẩn khác (chẳng hạn như hlamydia, Mycoplasma, Proteus, Pseudomonas) cũng có thể gây viêm đường tiết niệu, nhưng vi khuẩn E. coli là nguyên nhân chính ở cả nam giới và phụ nữ. Phụ nữ có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cao hơn so với nam giới.

2. Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu ở người trưởng thành là?

A: Phì đại tuyến tiền liệt
B: Sử dụng ống thông
C: Bệnh tiểu đường
D: Tất cả các đáp án trên
Đáp án đúng là D. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Phì đại tuyến tiền liệt làm chậm dòng chảy của nước tiểu, kéo theo nguy cơ viêm nhiễm. Sử dụng ống thông tiểu hay ống đặt bàng quang làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Những người có bệnh tiểu đường hoặc các bệnh làm giảm chức năng miễn dịch cũng có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm đường tiết niệu.

3. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở người trưởng thành là?

A: Thường xuyên cảm thấy buồn tiểu
B: Đau khi đi tiểu
C: Nước tiểu đục
D: Tất cả các đáp án trên.

Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm đường tiết niệu thường gặp là đau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục và đôi khi có mùi hôi.

Đáp án đúng là D. Mặc dù một số trường hợp viêm đường tiết niệu không có triệu chứng, hầu hết mọi người gặp phải ít nhất một hoặc hai triệu chứng. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đường tiết niệu thường gặp là đau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục và đôi khi có mùi hôi.

4. Tính trung bình tỷ lệ phụ nữ đang mang thai bị viêm đường tiết niệu là?

A: 50%
B: 25%
C: 10 – 15%
D: 2 – 4%
Đáp án đúng là D. Khoảng 2% đến 4% phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Các nhà nghiên cứu cho rằng những thay đổi nội tiết tố và thay đổi trong cấu trúc cơ thể do tử cung mở rộng khiến cho vi khuẩn dễ dàng đi lên (lan truyền ngược dòng) theo niệu đạo và bàng quang, niệu quản và thận.

5. Những loại thuốc kháng sinh nào được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu không biến chứng?

A: trimethoprim / sulfamethoxazole (Bactrim, Septra, Cotrim)
B: amoxicillin (Amoxil, Trimox, Wymox)
C: ampicillin (Omnipen, Polycillin, Principen, Totacillin)
D: Tất cả các đáp án trên.
Đáp án đúng là D. Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu không biến chứng (UTIs) như: trimethoprim / sulfamethoxazole (Bactrim, Septra, Cotrim), amoxicillin (Amoxil, Trimox, Wymox), và ampicillin (Omnipen, Polycillin, Principen, Totacillin). Tuy nhiên, nhiều chủng E. coli và vi khuẩn khác gây viêm đường tiết niệu có thể đề kháng với một hoặc nhiều loại kháng sinh.

6. Phụ nữ có thể làm gì để ngăn ngừa viêm đường tiết niệu?

A: Khi đi vệ sinh nên lau từ sau ra trước.
B: Sử dụng thuốc xịt vệ sinh phụ nữ có mùi thơm
C: Không nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu
D: Tất cả các đáp án trên.
Đáp án đúng là C. Một số biện pháp mà phụ nữ có thể thực hiện để phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu là:
– Không nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu.

– Khi đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau để tránh cho vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn vào niệu đạo và âm đạo.

– Không sử dụng thuốc xịt và thụt rửa âm đạo, chúng có thể gây kích thích niệu đạo.

7. Phụ nữ mang thai có viêm đường tiết niệu cần điều trị ngay để tránh:

A: Sinh non
B: Tăng huyết áp
C: A và B
D: Không có đáp án nào đúng.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc về tình trạng sỏi xuống bàng quang

Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu

Phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu cần điều trị  kịp thời để tránh những biến chứng của bệnh tăng huyết áp và sinh non.

Đáp án đúng là C. Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai cần điều trị kịp thời để tránh những biến chứng của bệnh tăng huyết áp và sinh non.

8. Nguyên nhân ít phổ biến của bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới là?

A: Rối loạn chức năng cương dương
B: Sử dụng ống thông
C: Sỏi đường tiết niệu
D: Phì đại tuyến tiền liệt
Đáp án đúng là A. Rối loạn chức năng cương dương không phải là một nguyên nhân phổ biến của viêm đường tiết niệu ở nam giới.

9. Biện pháp nào sau đây có thể làm giảm triệu chứng của viêm đường tiết niệu?

A: Sử dụng miếng chườm nóng
B: Uống nhiều nước
C: A và B
D: Không có đáp án nào đúng
Đáp án đúng là C.  Uống nhiều nước giúp để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Đối với một số người, miếng chườm nóng cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do viêm đường tiết niệu.

10. Hệ thống tiết niệu bao gồm các:

A: Bàng quang, thận, tử cung và niệu đạo.
B: Thận, niệu quản, bàng quang, và niệu đạo.
C: Buồng trứng, tử cung, niệu đạo, và thận.
D: Niệu đạo, thận, bàng quang và ống dẫn tinh.

Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu

>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu “cảnh báo” căn bệnh sỏi bàng quang

Hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.

Đáp án đúng là B.Hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Hệ tiết niệu giúp cơ thể  thải ra bên ngoài những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *