Tìm hiểu về bệnh viêm gan C

Nhiều người còn chưa hiểu rõ viêm gan C là gì, trong khi đây là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng cao. Bệnh viêm gan C rất nguy hiểm với diễn biến phức tạp và thầm lặng, thường khó phát hiện triệu chứng. Khi phát hiện được thì bệnh đã trở nặng. Để biết thêm thông tin về căn bệnh này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh viêm gan C

Tìm hiểu về bệnh viêm gan C

Rất nhiều người còn chưa hiểu rõ viêm gan C là gì, trong khi đây là một trong những căn bệnh rất phổ biến và đáng lo ngại hiện nay.

1. Viêm gan C là gì?

Viêm gan C là tình trạng nhiễm trùng gan do virus viêm gan siêu vi C (Hepatitis C Virus – HCV) gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phát triển âm thầm và tỉ lệ gặp biến chứng rất cao. Bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường máu, đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con.

Virus HCV khiến các tế bào gan bị viêm nhiễm, gây rối loạn chức năng gan. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, các mô gan bị viêm kéo dài sẽ làm hình thành tổn thương xơ, chai vĩnh viễn. Từ đó dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong như xơ gan hay ung thư gan.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm gan C

Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp là do virus HCV (Hepatitis C Virus). Nguồn lây nhiễm virus này đến từ các con đường như:

  • Lây qua đường máu: virus viêm gan C có thể trực tiếp lây nhiễm qua các vết thương hở, kim tim, dùng chung dao cạo râu…của người nhiễm bệnh.
  • Lây qua đường tình dục: quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm virus viêm gan C, đặc biệt đối với phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Lây từ mẹ sang con: trong quá trình sinh nở, người mẹ dễ sẽ truyền virus viêm gan C sang cơ thể của em bé. Tuy tỷ lệ lây truyền virus viêm gan C thấp hơn virus viêm gan B, nhưng nếu mắc viêm gan C bệnh sẽ dễ tiến triển nhanh hơn thành viêm gan C mạn tính. Do vậy, để không ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé, người mẹ nên được điều trị khỏi bệnh viêm gan C trước khi mang thai.
  • Một số yếu tố khác: lây qua việc phun xăm thẩm mỹ, châm cứu… tại những nơi không uy tín, không tuân theo các quy tắc sử dụng các dụng cụ y tế.

3. Các giai đoạn của bệnh viêm gan C

Để hiểu rõ viêm gan C là gì, cần biết được các giai đoạn tiến triển của căn bệnh này. Thông thường các triệu chứng của bệnh biểu hiện không giống nhau. Bởi chúng phụ thuộc vào các giai đoạn của bệnh. Bệnh viêm gan C được chia thành hai giai đoạn chính:

  • Viêm gan C cấp tính: là bệnh mà sau khi khi virus viêm gan C xâm nhập vào máu sẽ phát triển và xuất hiện triệu chứng sau một vài tháng. Vì bệnh xuất hiện đột ngột và xảy ra trong một thời gian ngắn nên có khoảng 25% trường hợp, người bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Còn trường hợp nặng sẽ dẫn đến viêm gan C mạn tính.
  • Viêm gan C mạn tính: ước tính khoảng 75% đến 85% người bị viêm gan C cấp tính không phát hiện và điều kịp thời sẽ tiến triển dần thành viêm gan C mãn tính. Lúc này bệnh sẽ trở nên khó kiểm soát hơn nhiều so với giai đoạn cấp tính.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân hình thành sỏi thận Những yếu tố nào

Tìm hiểu về bệnh viêm gan C

Để hiểu viêm gan C là gì cần biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh

4. Những triệu chứng cần biết về viêm gan C

Đối với nhiều bệnh nhân, triệu chứng không biểu hiện cụ thể, nhất là với những biểu hiện nhẹ rất có thể sẽ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường và có thể hết nếu sức đề kháng của người đó cao. Vì thế bác sĩ khó có thể kết luận dựa trên các triệu chứng, bởi vậy người bệnh cần phải làm thêm các xét nghiệm máu để biết nhận thấy rõ hơn những vấn đề về men gan. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau như:

4.1. Viêm gan C cấp tính: 

  • Đau bụng hạ sườn phải
  • Nước tiểu sậm màu
  • Thường xuyên mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chán ăn
  • Vàng da, vàng mắt
  • Nhức đầu và đau nhức các khớp và đau các cơ

4.2. Viêm gan C mạn tính:

Người bị nhiễm virus viêm gan C mạn tính trong nhiều năm có thể không biểu hiện triệu chứng cho đến khi gặp phải biến chứng:

  • Dịch cổ trướng: bụng to lên vì chứa một lượng nước hoặc một lượng chất ( hay chính là dịch ) ở trong bụng chúng ta. 
  • Bệnh não gan: trí nhớ giảm sút, hay nhầm lẫn, khó khăn trong việc diễn đạt bằng lời nói, đôi khi người bệnh mất khả năng cử động tay và chân. Hơi thở đôi lúc có mùi.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: vì chức năng gan suy giảm, gan không thể dự trữ cũng như chuyển hóa được các chất, làm cơ thể không thể hấp thụ được thức ăn, dẫn đến tình trạng sụt cân. 
  • Phát ban, nổi mề đay, nóng ran ở bề mặt da.
  • Chân bị sưng.

Ngoài ra, đôi khi bệnh nhân cũng có thể gặp một số triệu chứng hiếm như:

  • Bệnh thấp khớp: sưng tấy và đau nhức tại các cơ
  • Viêm mạch máu: dẫn tới đông máu, thậm chí là đau tim và đột quỵ
  • Bệnh huyết sắc tố
  • Trầm cảm: vì bệnh sẽ tác động đến hệ thần kinh trung ương dẫn đến rối loạn chức năng của não bộ.

5. Hệ lụy từ căn bệnh viêm gan C

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại rất nhiều biến chứng nặng nề như: 

  • Tăng men gan
  • Xơ gan: Bệnh tiến triển thành xơ gan trên khoảng 5% – 20% tổng số người mắc bệnh viêm gan C
  • Suy gan
  • Ung thư gan: biến chứng nguy hiểm nhất khi viêm gan C ở giai đoạn cuối, có khoảng 1-5% số người bệnh tử vong do ung thư gan và xơ gan.
  • Biến chứng khác: tăng nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, trầm cảm,…gây tổn thương các dây thần kinh, đau khớp,…

Tìm hiểu về bệnh viêm gan C

>>>>>Xem thêm: Bạn có biết viêm gan B lây như thế nào và cách phòng tránh

Bệnh viêm gan C gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hiệu quả

6. Cách phòng tránh viêm gan C 

Trên thực tế, hiện nay chưa có bất kì một loại vacxin nào để phòng bệnh viêm gan C. Vì thế để bảo vệ chính mình và người xung quanh, mỗi chúng ta cần chú ý thực hiện các biện pháp:

  • Tránh dùng chung bơm kim tiêm, các vật dụng cá nhân,…hay bất kì vật dụng gì dính máu.
  • Chỉ nên tới các trung tâm thẩm mỹ uy tín và đáng tin cậy.
  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh, có biện pháp bảo vệ
  • Tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất béo,…nên có chế độ ăn uống hợp lý và rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.
  • Cần thận trọng khi tiếp xúc với mọi người khi ở nơi công cộng. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong đó có xét nghiệm viêm gan C, đặc biệt khi mang thai

7. Điều trị viêm gan C

  • Thăm khám sớm khi nhận thấy có những bất thường hoặc triệu chứng nghi ngờ liên quan đến gan. Bên cạnh đó cần duy trì khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng chung của các cơ quan trong cơ thể, Từ đó phát hiện kịp thời cũng như điều trị sớm các bệnh lý mắc phải. 
  • Thực hiện nếp sinh hoạt khoa học, lành mạnh, ăn đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Bổ sung các dưỡng chất có lợi nhằm tăng đề kháng cho cơ thể, bảo vệ cơ thể trước các yếu tố xâm nhập gây bệnh.
  • Tránh các thói quen xấu gây hại cho sức khỏe như: rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tùy vào mức độ của bệnh, bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị loại bỏ HCV theo chỉ định của bác sĩ. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *