Tìm hiểu về bệnh viêm túi mật cấp và cách điều trị hiệu quả

Bệnh viêm túi mật cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính của túi mật. Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này thường là do sỏi mật ( chiếm 90 – 95%), kí sinh trùng (giun chui, sán …), chấn thương, hẹp đường mật do các khối u, … Đây là bệnh lý hay gặp ở thành thị hơn nông thôn, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm túi mật cấp, người bệnh cần tới bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh viêm túi mật cấp và cách điều trị hiệu quả

Tìm hiểu về bệnh viêm túi mật cấp và cách điều trị hiệu quả

Sỏi túi mật và sỏi đường mật là những nguyên nhân chính ra gây viêm túi mật.

1. Triệu chứng thường gặp.

Các triệu chứng thường gặp nhất của viêm túi mật cấp là:

  • Đau dữ dội vùng thượng vị hoặc vùng bụng phía trên, bên phải.
  • Đau tăng lên khi hít vào sâu hoặc khi bị chạm vào bụng.
  • Có thể có sốt trên 38 độ C

2. Cận lâm sàng đánh giá tình trạng túi mật

  • Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định đầu tiên để chẩn đoán viêm túi mật cấp.
  • Chụp cắt lớp vi tính có cản quang và chụp cộng hưởng từ có cản quang được khuyến cáo sử dụng trong chẩn đoán viêm túi mật hoại tử.
  • Xét nghiệm công thức bạch cầu đánh giá tình trạng viêm trong cơ thể.
  • Xét nghiệm sinh hóa máu: AST, ALT, GGT, bilirubin (toàn phần và trực tiếp), điện giải đồ.

3. Viêm túi mật cấp có cần phẫu thuật không?

3.1. Điều trị giai đoạn đầu bệnh viêm túi mật cấp

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể cân nhắc điều trị bằng thuốc:

  • Nhịn ăn và đặt ống thông mũi – dạ dày (sonde dạ dày) để tránh kích thích túi mật và tụy.
  • Truyền dịch.
  • Sử dụng các thuốc ức chế phó giao cảm như: atropin, propantheline, … để ức chế thần kinh X, giảm tiết acid, giảm co thắt cơ thắt Oddi, giảm co bóp của túi mật.

Tình trạng bệnh nhân được theo dõi sát, bao gồm:

  • Theo dõi công thức bạch cầu mỗi 6 giờ.
  • Ghi nhiệt độ mỗi 2 giờ.
  • Khám bụng lại mỗi 2 – 3 giờ bởi cùng một thầy thuốc.

Triệu chứng lui bệnh là nhờ sỏi rơi trở lại túi mật. Bệnh nhân đỡ đau trên lâm sàng. Tuy nhiên theo đánh giá của các bác sĩ và chuyên gia y tế thì điều trị viêm túi mật cấp tối ưu nhất là cắt bỏ túi mật để xử lý triệt để, ngăn chặn kịp thời các biến chứng nặng nề. Theo thống kê khoảng 25% bệnh nhân điều trị nội khoa diễn biến thành hoại tử hay viêm phúc mạc cần phải mổ cấp cứu.

3.2. Điều trị giai đoạn sau bệnh viêm túi mật cấp – Phẫu thuật

Tìm hiểu về bệnh viêm túi mật cấp và cách điều trị hiệu quả

Phẫu thuật cắt túi mật được đánh giá là  phương pháp điều trị tối ưu của bệnh viêm túi mật cấp.

Trước phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh phổ rộng bằng đường toàn thân để hạn chế nhiễm trùng, nhất là ở các bệnh nhân trên 70 tuổi, bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân có vàng da. Hiện có hai phương pháp chính để phẫu thuật cắt túi mật là mổ mở và mổ nội soi. Trong đó mổ nội soi với ưu điểm là ít đau, ít để lại sẹo và nhanh hồi phục nên rất được ưa chuộng. Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại để phẫu thuật diễn ra hiệu quả và an toàn.

Một số trường hợp bệnh nhân già yếu, suy kiệt nặng, đến muộn, nhiễm độc nặng, có bệnh mạn tính (đái tháo đường, tim mạch, lao phổi, …) và túi mật không viêm nặng lắm thì chỉ dẫn lưu túi mật.

Cơ thể vẫn tiêu hóa và hoạt động bình thường sau khi cắt túi mật nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.

4. Tại sao thường gặp tiêu chảy sau cắt túi mật?

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng lâm sàng của xơ gan qua từng giai đoạn

Tìm hiểu về bệnh viêm túi mật cấp và cách điều trị hiệu quả

Sau phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để nhanh phục hồi sức khỏe, giảm bớt các biến chứng không mong muốn.

Theo số liệu nghiên cứu, có khoảng 10% bệnh nhân sau cắt túi mật bị tiêu chảy. Triệu chứng này thường kéo dài vài tháng sau phẫu thuật. Có 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này bao gồm:

4.1. Dịch mật không được cô đặc

Bình thường, các acid mật được cô đặc dự trữ trong túi mật, chỉ khi ăn, dịch mật mới được đổ xuống tá tràng. Sau khi cắt túi mât, các acid mật đổ trực tiếp xuống tá tràng liên tục, không xuống theo bữa ăn. Do đó sự tiêu hóa mỡ tại bữa ăn giảm, đồng thời dịch mật xuống liên tục kích thích ruột tiết nhiều dịch hơn và tăng co bóp gây tiêu chảy.

4.2. Dịch mật không được tái hấp thu

Bên cạnh đó, bình thường 90% dịch mật được tái hấp thu. Tuy nhiên, bệnh nhân sau cắt túi mật, sự tái hấp thu này chỉ đạt khoảng 70% – 80%. Do đó có sự giảm hấp thu, ứ nước trong đại tràng, gây tăng co thắt đại tràng, hậu quả là bệnh nhân bị tiêu chảy.

5. Nên ăn gì sau phẫu thuật cắt túi mật?

Chế độ ăn với bệnh nhân sau cắt túi mật được khuyến cáo:

5.1. Các việc nên làm

  • Chia nhỏ bữa trong ngày và chú ý vệ sinh răng miệng. Do sự đổ acid mật xuống tá tràng xảy ra liên tục. Bệnh nhân cần chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp với lượng acid mật.

Tìm hiểu về bệnh viêm túi mật cấp và cách điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Khái quát về bệnh viêm gan do virus

Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt túi mật nên ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả.

  • Nên ăn các thức ăn dễ tiêu.
  • Giảm lượng chất béo. Tuy nhiên, cần lưu ý bổ sung các acid béo thiết yếu do sự hấp thu chất béo bị rồi loạn.
  • Ăn nhiều rau và trái cây. Theo nghiên cứu đã được chứng minh, các loại chất xơ từ rau và trái cây thì tốt với bệnh nhân sau cắt túi mật, hỗ trợ tiêu hóa chất béo.
  • Ưu tiên các loại thịt dễ tiêu như gà, cá. Gia cầm khác ngoài gà thì khó tiêu, bệnh nhân nên hạn chế ăn). Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò.
  • Bổ sung các gia vị hỗ trợ tiêu hóa: dấm, chanh, gừng.

    5.2. Các việc nên tránh

  • Không nên ăn các chất dễ sinh hơi trong ổ bụng như: các loại tinh bột đã sơ chế như: bột mì, bánh mì, đường tinh luyện … Nên thay thế bằng các loại thức ăn như: gạo, khoai lang, …
  • Tránh ăn cà rốt, rau cải bắp, súp lơ.
  • Đối với các loại gia vị: tránh ăn quá cay.
  • Tránh các loại thực phẩm: cà phê, rượu, thuốc lá, socola, nước ngọt (cocacola, pepsi, seven up, …).
  • Tránh bổ sung chất xơ từ các loại hạt có vỏ (lạc, hạt điều, hướng dương, hạnh nhân, …). Đối với người bình thường, chất xơ từ các loại hạt này tốt. Tuy nhiên, với bệnh nhân đã mổ cắt túi mật, chúng không có lợi. Vì chất xơ trong đa số các loại hạt này không hòa tan và có ái tính với muối mật trong lòng đại tràng, gây ra tình trạng tiêu chảy.

Nếu không được điều trị, một số trường hợp túi mật bị viêm lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới viêm túi mật mạn tính.  Túi mật trở nên dày, cứng và không thực hiện được chức năng cô đặc, dự trữ mật. Đây là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ xơ gan rất nguy hiểm. Vì vây, không nên chủ quan khi mắc các dấu hiệu viêm túi mật. Đối với viêm túi mật cấp, điều trị tốt nhất là phẫu thuật  Sau phẫu thuật cắt túi mật, bệnh nhân cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *