Viêm tủy răng có mủ là một trong bệnh về răng miệng nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây ra cảm giác đau dữ dội mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, nguyên nhân và cách điều trị, hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh viêm tủy răng có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Bệnh viêm tủy răng có mủ là gì?
Tủy răng được xem là thành phần quan trọng trong cấu trúc răng, chứa các bó mạch thần kinh, mạch máu và mô liên kết. Chúng có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho răng đồng thời đảm nhận vai trò nhận cảm (truyền tín hiệu về cảm giác như: nóng, lạnh, đau đớn, buốt…), tạo ngà răng bao quanh để bảo vệ mô tủy.
Viêm tủy răng có mủ là tình trạng nhiễm trùng mô tủy và các tế bào quanh răng với những biểu hiện đặc trưng như:
– Răng đau nhức dữ dội, có thể kéo dài thành từng cơn, cường độ đau có thể kéo dài theo thời gian.
– Nướu sưng, chân răng dễ bị chảy máu, đỏ
– Xuất hiện mủ chảy ở chân răng đồng thời tạo cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
– Hơi thở có mùi.
– Răng nhạy cảm với đồ ăn, đặc biệt là thực phẩm lạnh.
– Trong một số trường hợp, viêm tủy răng còn gây sốt cao, mọc hạch.
Những biểu hiện và triệu chứng của viêm tủy răng ban đầu khá nhẹ nên người bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh răng về răng khác. Do đó, người bệnh thường có tâm lý chủ quan hoặc không có phương pháp điều trị đúng cách, hiệu quả. Viêm tủy răng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: hoại tử gây ảnh hưởng đến xương ổ răng, răng lung lay gây nguy cơ mất răng sớm.
Viêm tủy răng có mủ là tình trạng nhiễm trùng mô tủy và các tế bào quanh răng gây tình trạng đau nhức, khó chịu
2. Những nguyên nhân gây viêm tủy có mủ?
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tủy răng mủ là do các mảng bám cao răng và tích tụ vi khuẩn khiến viêm nướu, tủy răng bị tổn thương khiến vi khuẩn xâm nhập sâu từ bên trong.
Bên cạnh đó, còn một số bệnh về răng cũng là nguyên nhân khiến viêm tủy răng mủ hình thành nhanh hơn, đó là:
– Sâu răng: Lúc này vi khuẩn tấn công và tạo thành lỗ sâu, xuyên qua lớp men răng, ngà răng và vào đến tận tủy răng và gây ra tình trạng viêm tủy.
– Viêm nha chu: Nướu khi bị tổn thương nghiêm trọng và lấn sâu vào ổ răng sẽ khiến cho tủy bị ảnh hưởng.
– Chấn thương răng do thực hiện các thủ thuật răng
– Viêm nha chu: Khi bị viêm nha chu sẽ gây tổn thương nướu nghiêm trọng, đồng thời sẽ khiến tủy bị ảnh hưởng.
– Chấn thương do thực hiện một số thủ thuật khoan, trám răng ở vị trí khác
– Thói quen xấu gây hại cho răng: ăn nhiều đồ ngọt, đồ chua, lạnh khiến cho men răng bị dễ ăn mòn.
Tình trạng viêm tủy răng kéo dài sẽ gây đau nhức và ảnh hưởng đến chức năng nhai. Lâu dần, tình trạng viêm tủy có thể khiến răng bị hỏng hoàn toàn. Do đó, khi có biểu hiện của bệnh viêm tủy có mủ, bạn cần nhanh chóng điều trị càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu dán răng sứ veneer bao nhiêu tiền
Lúc này vi khuẩn tấn công và tạo thành lỗ sâu, xuyên qua lớp men răng, ngà răng và vào đến tận tủy răng và gây ra tình trạng viêm tủy.
3. Những phương pháp điều trị viêm tủy có mủ hiệu quả?
Với tình trạng viêm tủy có mủ, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc cũng như thực hiện các thủ thuật phù hợp để điều trị. Trước đó, người bệnh cũng sẽ được chẩn đoán cụ thể về tình trạng, mức độ, vị trí tổn thương qua chụp X quang.
3.1 Điều trị viêm tủy răng có mủ bằng thuốc
Để giảm nhanh các triệu chứng và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng, các nhóm sẽ được sử dụng là:
– Nhóm thuốc kháng sinh: Các thuốc kháng sinh bao gồm có Spiramycin và metronidazol. Đây là những kháng sinh răng miệng phổ biến, có hiệu quả không chỉ với viêm tủy răng mà còn nhiều bệnh nhiễm trùng răng miệng khác.
– Nhóm thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng – nóng – đỏ – đau do viêm tủy có mủ. Bao gồm dạng men như alphachymotrypsin hoặc corticoid theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
– Nhóm các thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau được dùng khi cơn đau nhức không thể kiểm soát như: Paracetamol, ibuprofen,… Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần chú ý liều dùng và tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ trên cơ thể để và những rủi ro khi sử dụng.
– Thực phẩm bổ sung: Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị thì người bệnh cũng nên bổ sung các thực phẩm bổ sung có chứa vitamin C, rutin, khoáng chất như canxi, magie, nhằm ngăn ngừa xung huyết nướu và tủy răng, giúp tăng cường đề kháng cơ thể.
3.2 Điều trị viêm tủy răng có mủ bằng thực hiện các thủ thuật khác
Dựa vào tình trạng bệnh và mức độ viêm mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp:
– Gây tê vị trí vùng tủy bị tổn thương.
– Tiếp theo, tiến hành khoan tới vị trí tủy răng, bơm rửa sạch hoàn toàn ống tủy, buồng tủy và loại bỏ các túi viêm nhiễm.
– Tiến hành hàn trám ống tủy bằng các vật liệu phù hợp.
Răng sau khi được điều trị, người bị viêm tủy có mủ cần kiêng ăn uống trong 4 – 5 giờ để vị trí hàn trám được ổn định.
Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ:
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: Người bệnh cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng chứa phù hợp bằng bàn chải có độ mềm vừa phải. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để vệ sinh răng miệng.
– Sử dụng thức ăn dạng mềm, dễ nhai nuốt, tránh đồ ăn quá cứng khiến răng có nguy cơ tổn thương trở lại.
– Tăng cường bổ sung hoa quả, rau củ giàu vitamin (A, C, E,…) và khoáng chất.
– Thường xuyên uống nước nhằm hạn chế khô miệng.
– Tuyệt đối tránh xa các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường, giúp hạn chế nguy cơ viêm tủy quay trở lại.
– Tránh dùng các chất kích thích và rượu bia, thuốc lá để nhằm hạn chế kích ứng răng miệng.
>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp về tình trạng giãn dây chằng lưng
Dựa vào tình trạng bệnh và mức độ viêm mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp
Bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết và đầy đủ về bệnh viêm tủy có mủ. Khi nhận thấy có các dấu hiệu bất thường ở răng, bạn cần nhanh chóng đi khám nha sĩ để được theo dõi, kiểm tra và điều trị đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.