Bệnh cúm A lây truyền nhanh chóng từ người sang người và có nguy cơ bùng dịch cao. Khi mắc bệnh, trẻ thường có các biểu hiện sốt cao, ho, mệt mỏi kéo dài nhiều ngày và cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về các loại thuốc điều trị cúm A ngay trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị cúm A
1. Cúm A là gì?
Cúm là bệnh nhiễm virus đường hô hấp cấp tính, nguy cơ lây nhiễm từ người sang người cao. Virus cúm được chia thành 3 nhóm chính là A, B và C, cúm A do virus cúm A với các chủng A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9… gây ra.
Bệnh cúm A phổ biến trong các đợt dịch cúm mùa, virus cúm có khả năng biến đổi nhanh để tạo ra các chủng cúm mới. Bệnh có thể mắc ở bất kỳ ai nhưng trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao, triệu chứng nặng và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.
Khi mắc cúm A, trẻ nhỏ thường xuất hiện các biểu hiện dễ bị nhầm lần với cảm cúm thông thường như sau:
– Ho
– Sốt cao
– Sổ mũi
– Nghẹt mũi
– Hắt xì
– Đau họng
– Đau đầu
– Mệt mỏi
– Quấy khóc
– Bỏ bữa…
Trẻ mắc cúm do virus nhóm A gây ra thường gặp phải tình trạng ho, sốt cao, sổ mũi, mệt mỏi, chán ăn…
Trong một số trường hợp, trẻ mắc cúm A có thể tự đào thải virus ra ngoài và khỏi bệnh. Nhưng số trẻ như vậy thường là không nhiều. Phần lớn trẻ mắc bệnh cần được điều trị với phác đồ điều trị phù hợp, thậm chí là phải nhập viện điều trị nội trú.
Việc phát hiện sớm bệnh lý đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng có thể hình thành ở trẻ mắc cúm A như:
– Nhiễm trùng tai
– Suy hô hấp
– Viêm phổi
– Viêm phế quản
– Bệnh tim mạch…
2. Thuốc điều trị cúm A cho trẻ
Trẻ mắc cúm A cần được điều trị kịp thời với phác đồ phù hợp mà bác sĩ chỉ định. Thông thường khi ở giai đoạn đầu hoặc khi tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng việc sử dụng thuốc.
Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị cúm A cho trẻ như sau:
Thuốc kháng virus
Thuốc kháng virus có vai trò chống lại hoặc ức chế, kìm hãm sự phát triển của virus cúm A gây bệnh. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm: Zanamivir (Relenza), oseltamivir (Tamiflu)…
Trong những loại thuốc này có chứa chất neuraminidase, chất có thể ức chế, giảm khả năng lây lan của virus cúm sang các thế bào khác trong cơ thể. Nhờ vậy, thuốc có thể làm chậm quá trình lây bệnh giữa trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, thuốc kháng virus chỉ được sử dụng trong trường hợp bác sĩ chỉ định dựa trên thăm khám, xét nghiệm kỹ càng. Điều này giúp tăng hiệu quả điều trị, tránh ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
Các bậc phụ huynh không được tự ý sử dụng thuốc kháng virus trong điều trị cúm cho trẻ mà cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, không nhầm lẫn trong việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh bởi có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh.
Thuốc kháng virus là một trong số những loại thuốc điều trị cúm A cho trẻ thường được bác sĩ chỉ định
Điều trị hỗ trợ
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, một số thuốc điều trị hỗ trợ có thể làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh như:
– Sử dụng paracetamol trong việc hỗ trợ hạ sốt, giảm đau cho trẻ. Không sử dụng thuốc hạ sốt thuộc nhóm aspirin khi điều trị cúm A. Thuốc hạ sốt cần được sử dụng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh không được lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ tại nhà.
– Sử dụng thuốc ho hoặc một số loại thuốc thảo dược để cải thiện tình trạng ho cho trẻ trong thời gian mắc bệnh cúm.
– Bù nước, điện giải bằng nước lọc, nước trái cây hoặc sử dụng oresol để làm lỏng các chất nhầy trong đường hô hấp giúp bé thở dễ hơn và bù nước bị mất khi sốt, ngăn ngừa tình trạng sốt cao, co giật.
– Dinh dưỡng bằng cháo, súp, sữa hoặc những thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng ở dạng lỏng và cho trẻ ăn thành nhiều lần trong ngày.
– Để trẻ nghỉ ngơi khoa học và đầy đủ, hạn chế học tập quá sức để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm phế quản dứt điểm ở trẻ thế nào?
Một số loại thuốc trị ho, oresol… cũng có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị cúm A ở trẻ
3. Ngừa cúm A cho trẻ
Cách tốt nhất để ngừa mắc cúm A chính là cho trẻ tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đồng thời, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh để xây dựng hệ miễn dịch vững chắc giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh:
– Hạn chế tới những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, khu vui chơi… Nếu phải ra ngoài, hãy hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang và sát khuẩn tay thường xuyên.
– Vệ sinh thân thể, chân tay sạch sẽ thường xuyên cho bé, đặc biệt là ngay sau khi mới từ những nơi đông người trở về nhà.
– Giữ gìn không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển.
– Đồ dùng cá nhân, đồ chơi… của trẻ cũng cần được vệ sinh, sát khuẩn thường xuyên.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
– Tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây và cho trẻ uống đủ nước để tăng đề kháng.
– Hướng dẫn trẻ tham gia một số hoạt động thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn.
– Thăm khám sức khỏe cho trẻ thường xuyên với bác sĩ nhi khoa để cha mẹ có thể chủ động kiểm soát tình hình của trẻ và trang bị kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ con.
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện?
Thăm khám sức khỏe cho trẻ thường xuyên với bác sĩ nhi khoa để chủ động phòng ngừa bệnh tật
Khi phát hiện con có các dấu hiệu bệnh lý, cha mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời, đúng cách với bác sĩ chuyên khoa. Nhìn chung, các loại thuốc điều trị cúm A cho trẻ cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và giúp trẻ nhanh hồi phục.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.