Sốt xuất huyết khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10. Sốt xuất huyết là bệnh rất nguy hiểm, những trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong do trụy tim mạch (sốc) và xuất huyết ồ ạt.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về căn bệnh sốt xuất huyết truyền nhiễm
1. Vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là?
A: Muỗi Anopheles
B: Muỗi Culex
C: Muỗi Aedes (hay muỗi vằn)
D: Ruồi
Sốt xuất huyết lan truyền qua vết đốt của muỗi Aedes hay còn gọi là muỗi vằn.
Đáp án đúng là C. Sốt xuất huyết lan truyền qua vết đốt của muỗi Aedes.
2. Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết xuất hiện vào ngày hôm sau sau vết đốt của muỗi nhiễm bệnh?
Sai. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 7 – 10 ngày sau vết đốt của muỗi nhiễm bệnh.
3. Nguyên nhân dẫn tới sốt xuất huyết là do:
A: Vi rút
B: Vi trùng
C: Nấm
D: Sinh vật đơn bào
Đáp án đúng là A. Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng do vi rút Dengue gây ra. Vi rút Dengue có nhân ARN, thuộc nhóm Flavivirus, có 4 tuýp huyết thanh (D1, D2, D3, D4). Nhiễm một loại virus có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời nhưng chỉ chống lại chính loại huyết thanh virus đó mà thôi. Vì vậy người bệnh vẫn có thể mắc sốt xuất huyết trở lại.
4. Một người bị sốt xuất huyết có thể gây chảy máu?
Một dạng nặng của sốt xuất huyết là sốt xuất huyết Dengue có thể gây xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích, chảy máu mũi…
Đúng. Một dạng nặng của sốt xuất huyết là sốt xuất huyết Dengue có thể gây xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích, chảy máu chân răng, chảy máu mũi và xuất huyết tiêu hóa.
5. Sốt Dengue cổ điển (thể nhẹ) đặc trưng bởi triệu chứng?
A: Sôt nhưng không phát ban
B: Sốt và phát ban
C: Phát ban nhưng không sốt
D: Không sốt và không phát ban
Đáp án đúng là B. Sốt Dengue cổ điển đặc trưng bởi triệu chứng sốt cao. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ nhàng (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi, chảy máu chân răng). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
6. Chảy máu trong sốt xuất huyết xảy ra là do?
A: Sự suy giảm nồng độ tiểu cầu
B: Ăn quá cay
C: Sự suy giảm các tế bào máu trắng
Tìm hiểu thêm: Bệnh sốt xuất huyết cần được hiểu như thế nào cho đúng
Chảy máu trong bệnh sốt xuất huyết là do sự sụt giảm nồng độ tiểu cầu.
Đáp án đúng là A. Chảy máu trong bệnh sốt xuất huyết là do sự sụt giảm nồng độ tiểu cầu.
7. Kháng sinh có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt xuất huyết?
Sai. Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng do virus; vì vậy kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị sốt xuất huyết, ngoại trừ trong trường hợp nhiễm khuẩn thứ phát.
8. Sốt xuất huyết có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm bệnh?
Sai. Sốt xuất huyết không lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh.Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua trung gian muỗi Aedes (muỗi vằn).
9. Hiện đã có vắc xin phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết?
>>>>>Xem thêm: Thu Cúc TCI có điều trị sốt xuất huyết không và quy trình điều trị
Hiện vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.
Sai. Vắc xin phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết chưa có sẵn, hiện mới chỉ đang trong quá trình thử nghiệm.
10. Muỗi Aedes (muỗi vằn) – vật trung gian lây truyền bệnh sốt xuất huyết, thường đốt vào thời điểm nào?
A: Ban ngày
B: Ban đêm
Đáp án đúng là A. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường tấn công con người vào ban ngày, không giống như muỗi truyền bệnh sốt rét thường đốt vào ban đêm.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.