Tìm hiểu về chi phí điều trị nha chu hiện nay

Bệnh nha chu gây ra hiện tượng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng và làm tổn thương mô mềm, phá huỷ xương quanh răng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến răng bị lung lay hoặc dẫn đến mất răng. Tuy nhiên, nhiều người e ngại tới các cơ sở nha khoa vì lo sợ chi phí điều trị quá cao. Hãy cùng tìm hiểu về chi phí điều trị nha chu hiện nay ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về chi phí điều trị nha chu hiện nay

1. Thế nào là bệnh nha chu?

Bệnh nha chu – Periodontitis là khái niệm dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng, làm tổn thương tới mô mềm và phá huỷ kết cấu xương xung quanh răng. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ răng miệng, khiến miệng có mùi hôi mà còn có thể dẫn tới mất răng.

Viêm nha chu hình thành do không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Về cơ bản, bệnh bắt đầu do mảng bám ở răng tạo nên các ổ vi khuẩn có hại. Khi ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường, mảng bảm trên răng sẽ tương tác với các vi khuẩn trên khoang miệng. Mảng bám tích tụ lâu ngày khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển nhanh chóng hơn. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa có thể loại bỏ mảng bảm nhưng chúng có thể hình thành lại một cách nhanh chóng.

Mảng bám có thể cứng lại tại đường viền nướu và lâu ngày sẽ trở thành cao răng. Cao răng khó loại bỏ hơn mảng bám và chứa nhiều vi khuẩn hơn. Mảng bám và cao răng càng nhiều trên răng thì càng gây hại cho răng. Chúng ta không thể loại bỏ cao răng bằng các phương pháp thông thường mà cần tới các cơ sở nha khoa để được loại bỏ bằng thiết bị hiện đại.

Mảng bám tích tụ lâu ngày có thể gây viêm nướu (viêm lợi). Viêm nướu có thể được chữa trị hoàn toàn khi được điều trị đúng cách và chăm sóc khoa học. Trái lại, nếu sức khỏe răng miệng không được chú trọng, tình trạng viêm nướu kéo dài có thể gây viêm nha chu.

Tìm hiểu về chi phí điều trị nha chu hiện nay

Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng, làm tổn thương tới mô mềm và phá huỷ kết cấu xương xung quanh răng

Khi bị bệnh viêm nha chu, người bệnh thường có các biểu hiện như sau:

– Nướu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm, khác với màu hồng nhạt của nướu khỏe mạnh.

– Nướu sưng, đau, tạo cảm giác cộm, lấn cấn trong miệng.

– Lợi rất dễ chảy máu khi chạm nhẹ hoặc khi đánh răng.

– Tụt lợi, lợi không bao chặt quanh răng khiến hàm răng mất thẩm mỹ.

– Giữa răng và lợi xuất hiện nhiều khoảng trống do tình trạng tụt lợi gây ra.

– Xuất hiện ổ viêm, có mủ ở nướu.

– Hôi miệng kéo dài, điều trị mãi không khỏi.

– Răng không còn chắc chắn, có hiện tượng lung lay.

– Cảm giác đau, nhức hoặc ê buốt kéo dài khi nhai.

Bệnh viêm nha chu khá phổ biến, có thể phòng ngừa nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe mọi người.

2. Các phương pháp điều trị bệnh lý nha chu

Điều trị bệnh nha chu được thực hiện bởi các bác sĩ về nha khoa với mục tiêu chính là làm sạch triệt để các túi xung quanh răng và ngăn ngừa tổn thương cho răng.

Cụ thể:

Điều trị nha chu bằng các phương pháp không phẫu thuật:

– Cạo vôi để loại bỏ cao răng, vi khuẩn ra khỏi bề mặt răng và bên dưới lợi.

– Bào láng gốc răng (Root planing) giúp làm mịn bề mặt chân răng, ngăn chặn cao răng và vi khuẩn tích tụ, đồng thời, loại bỏ các sản phẩm phụ của vi khuẩn góp phần gây viêm/trì hoãn chữa lành hoặc gắn lại nướu lại lên bề mặt răng.

– Sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc uống để giúp kiểm soát nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể bao gồm nước súc miệng kháng sinh hoặc bôi gel có chứa kháng sinh vào vị trí bác sĩ chỉ định. Kháng sinh đường uống được chỉ định trong từng trường hợp cụ thể  để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Tìm hiểu thêm: GIẢI ĐÁP: Niềng răng sứ giá bao nhiêu? 

Tìm hiểu về chi phí điều trị nha chu hiện nay

Phương pháp điều trị nha chu không phẫu thuật để loại bỏ cao răng, mảng bám.

Điều trị nha chu bằng các phương pháp phẫu thuật:

– Phẫu thuật giảm túi (Flap surgery): Rạch nướu để cạo vôi và bào láng gốc răng với trường hợp viêm nghiêm trọng, viêm sâu vào vị trí gần chân răng.

– Ghép mô liên kết lấp đầy: Cải thiện tình trạng mất mô nướu, tụt nướu nghiêm trọng để tăng tính vững chắc cho răng.

– Ghép xương (Bone grafting): Nhằm khắc phục tình trạng xương quanh chân răng bị phá huỷ do viêm nha chu gây ra bằng việc ghép xương, tạo nền tảng cho xương răng được tái tạo.

– Protein kích thích mô: Sử dụng gel đặc biệt bôi vào chân răng bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm nha chu. Gel chứa các protein giúp kích thích xương và mô phát triển khỏe mạnh.

Song song với điều trị bằng các phương pháp y khoa, người bệnh có cơ hội điều trị thành công khi áp dụng thói quen chăm sóc răng miệng khoa học hằng ngày và khám sức khỏe răng miệng định kỳ để nha sĩ loại bỏ cao răng, mảng bám quanh răng.

3. Chi phí điều trị nha chu hiện nay

Tình trạng viêm nha chu kéo dài ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Chi phí điều trị bệnh cũng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hiện nay, chi phí điều trị nha chu có thể dao động từ 500.000-700.000 đồng cho tới hàng chục triệu đồng. Mức phí mà người bệnh phải chi trả sẽ khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào:

– Tình trạng bệnh của người cần được điều trị nha chu. Nếu viêm nghiêm trọng và đã kéo dài rất lâu thì thời gian điều trị sẽ dài, phương pháp phức tạp và đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao.

– Phương pháp điều trị cũng có mối liên hệ mật thiết với tình trạng răng miệng và được bác sĩ tư vấn hoặc chỉ định tùy vào tình hình thực tế của từng người.

– Tay nghề bác sĩ cao, giỏi chuyên môn, giàu y đức không chỉ giúp tình trạng viêm nha chu được cải thiện hiệu quả mà còn giảm thiểu sự đau nhức, chảy máu trong quá trình điều trị.

– Cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị y tế tiên tiến cũng là yếu tố quyết định tới chi phí bạn phải bỏ ra khi có nhu cầu điều trị bệnh viêm nha chu.

Tìm hiểu về chi phí điều trị nha chu hiện nay

>>>>>Xem thêm: Sản phụ đẻ thường rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì?

Chi phí điều trị bệnh nha chu có thể dao động từ 500.000-700.000 đồng cho tới hàng chục triệu đồng, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Bệnh viêm nha chu ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng của mọi người. Do đó, người bệnh cần được điều trị kịp thời với phác đồ phù hợp để đẩy lùi bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Để biết chính xác hơn về chi phí điều trị nha chu, bạn nên liên hệ trực tiếp tới các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *