Tìm hiểu về chứng rối loạn co giật cục bộ và cách điều trị

Co giật cục bộ là một thể co giật thường gặp ở những tình huống lâm sàng. Đó là những hoạt động bất thường của sóng điện ở bên trong não. Khi co giật xảy ra có thể khiến bệnh nhân bị mất trí nhớ. Vậy tình trạng bệnh lý này có nguy hiểm? và có thể điều trị được không?

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về chứng rối loạn co giật cục bộ và cách điều trị

1. Tìm hiểu về chứng rối loạn co giật

Rối loạn co giật cục bộ hay còn được gọi là co giật toàn phần. Đây chính là tình trạng não phải hoạt động quá mức và dẫn đến co giật khu trú. Nó có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau của não cùng với các mức độ, tỷ lệ khác nhau. Trong đó vùng thùy thái dương của não là nơi có nguy cơ xảy ra co giật nhất. Từ cục bộ có thể dẫn đến co giật toàn thân. Khi này người bệnh thường bị mất trí nhớ hoặc mất ý thức.

Tìm hiểu về chứng rối loạn co giật cục bộ và cách điều trị

Co giật sẽ gây ảnh hưởng tới não và nhận thức của bệnh nhân

Co giật thể cục bộ có thể chia làm 2 loại như:

– Nhận thức khởi phát cục bộ: xuất hiện các biểu hiện lâm sàng về vận động, cảm giác hoặc thần kinh thực vật. Trong trường hợp này người bệnh lại không bị mất đi ý thức.

– Nhận thức suy giảm khởi phát cục bộ: bị mất nhận thức.

Nếu một cơn co giật lan rộng từ bán cầu sang đến bên kia của não từ đó dẫn tới một cơn động kinh cục bộ chuyển thành co cứng hai bên. Khi người bệnh gặp tình trạng này nhiều lần sẽ có thực trạng động kinh thùy thái dương.

2. Co giật cục bộ phức tạp và mức độ nguy hiểm thế nào?

Co giật cục bộ phức tạp khiến cho bệnh nhân bị mất ý thức kèm theo đó là rối loạn nhận thức và rối loạn phản ứng. Tình trạng này có thể xảy ra với cả người lớn và trẻ em. Thường dạng này sẽ xảy ra khá đột ngột và ít khi có dấu hiệu báo trước, các triệu chứng chủ yếu về vận động, cảm giác, thần kinh và các triệu chứng liên quan tới tâm thần. Thời gian xảy ra khoảng từ 2-3 phút, nặng có thể kéo dài hơn nữa.

2.1. Các giai đoạn của co giật cục bộ phức tạp

Biểu hiện bệnh lý diễn ra bao gồm 3 giai đoạn:

– Cơn thoáng: diễn ra trong vài giây hoặc hơn phút trước khi bệnh bị co giật mất ý thức. Bệnh nhân vẫn có thể nhớ được sau khi cơn co giật mất đi. Thời gian xảy ra ngắn thì người nhà và nhân viên y tế cần quan sát những biểu hiện ở giai đoạn này. Cơn thoáng qua gồm cơn thoáng về cảm giác, điện giật, bỏng rát,… hoặc như điện giật tùy vào vị trí. Cơn thoáng thính làm bệnh nhân chỉ có thể nghe một số tiếng như: chuông, tiếng nổ,… Người bệnh sẽ cảm thấy đầu óc quay cuồng do sóng não hoạt động không bình thường.

– Mất ý thức: là tình trạng không có khả năng phản ứng lại lúc cơn co giật xảy ra. Ngoài ra bệnh nhân có thể không nhớ được các hoạt động diễn ra trong thời gian này. Khi có bất kể tác nhân ngoại lai nào thì bệnh nhân cũng khó có thể phản ứng lại.

– Biểu hiện tự động: là khi diễn ra các biểu hiện co giật cục bộ phức tạp ở nhiều cơ quan. Bệnh nhân sẽ xuất hiện thêm hoạt động: nhai, liếm láp, chẹp môi, chảy nước dãi lúc cơn co giật diễn ra. Khuôn mặt có thể xuất hiện các nếp nhăn, bất chợt nhăn nhó la hét. Về hoạt động người bệnh sẽ cọ xát, chạy nhảy và làm các hành vi bất thường. Một số triệu chứng khác có thể thấy như: nôn mửa, thở gấp, khó thở, tăng huyết áp, tiểu tiện không làm chủ, vã mồ hôi, co cứng cả người, mắt trợn.

Tìm hiểu thêm: Đột quỵ cấp thể nhồi máu não

Tìm hiểu về chứng rối loạn co giật cục bộ và cách điều trị

Một vài biểu hiện ở bệnh lý

2.2. Mức độ nguy hiểm của co giật cục bộ phức tạp

Co giật cục phức tạp nguy hiểm nhiều hơn so với co giật đơn giản bởi những lý do như:

– Bên cạnh việc suy giảm và mất nhận thức, bệnh nhân còn có thể bị rối loạn phản ứng với các kích thích từ môi trường.

– Các biểu hiện diễn ra đột ngột và khó xử lý hơn. Trong đó gồm cả các bất thường về vận động, cảm nhận, thần kinh và nhiều vấn đề tâm thần.

– Một số trường hợp nguy hiểm tình trạng co giật có thể diễn ra kéo dài trong nhiều giờ.

Nếu co giật kéo dài khó dứt hay cơn co giật tái lại nhiều lần có thể gây ra chấn thương nặng hoặc tử vong. Co giật khiến cho các động mạch cung cấp máu lên não bị chậm gây ra thiếu oxy cho não.

Bệnh nhân bị co giật có thể bị tử vong do vấn đề xảy ra trong hoặc sau cơn như hiện tượng nuốt chất nôn. Khi này người thân cần nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên. Sau đó giúp họ đẩy chất nôn ra khỏi miệng tránh chảy ngược vào phổi.

3. Chuẩn đoán điều trị bệnh bạn cần biết

Để có thể xác định chính xác bệnh lý, bên cạnh những dấu hiệu lâm sàng người bệnh cũng cần làm một số xét nghiệm như:

– Đo điện não đồ EEG ngoài cơn, trong cơn: để khảo sát các hoạt động của sóng não.

– Chụp cắt lớp vi tính não bộ: là phương pháp giúp bác sĩ thấy được những tổn thương và vị trí tổn thương ở các cấu trúc của não, từ đó sẽ chuẩn đoán được bệnh.

– Chụp cộng hưởng từ não: tìm ra được các tổn thương dạng xơ hóa, u não, hay những bất thường trong cấu trúc vỏ não. Phương pháp này còn giúp bác sĩ phân biệt được các tổn thương trong não để đánh giá tình trạng mạch não và đưa ra chuẩn đoán.

Bệnh lý này cần được phân biệt với rối loạn giấc ngủ: mộng du, ác mộng, hay một số tình trạng loạn thần, co giật tâm lý.

Để điều trị bệnh lý này, thuốc chống động kinh được xem là một trong những lựa chọn hàng đầu. Theo số liệu nghiên cứu khoảng 47-60% các trường hợp co giật khởi phát có thể được kiểm soát tốt bằng việc dùng thuốc chống động kinh số I. Một số thuốc đang được sử dụng trên thị trường như: Carbamazepine, Valproate de sodium, Phenytoin,… Ngoài ra thuốc chống động kinh số II cũng áp dụng: Oxcarbazepine, Topiramate, Phenobarbital,…

Tìm hiểu về chứng rối loạn co giật cục bộ và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ: Những hệ lụy và giải pháp

Sử dụng thuốc chống động kinh là biện pháp thường được áp dụng

Đây là tình trạng xảy ra ở một phần nào đó trong não bộ, khiến cho bệnh nhân rơi vào mất nhận thức hoặc không trong khi cơn co giật diễn ra. Cách tốt nhất là nên chủ động tìm hiểu về bệnh để có phương án ngăn ngừa và điều trị hợp lý nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *