Tìm hiểu về cơn gò tử cung cơn đau bụng

Tùy từng thời điểm, các cơn gò tử cung xuất hiện mang những ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sản phụ có những cơn đau bụng song hoàn toàn không phải do gò tử cung. Vậy các cơn co tử cung hiểu như thế nào cho đúng?

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về cơn gò tử cung cơn đau bụng

1.Cơn gò tử cung là gì?

Cơn gò tử cung bản chất là các cơn co cứng của tử cung, có thể đi kèm cảm giác đau thắt vùng bụng dưới giống cảm giác như trong kỳ hành kinh. Thông thường, các cơn gò này sẽ bắt đầu xuất hiện từ cuối tam cá nguyệt thứ hai và tăng dần về tần suất khi gần kề ngày sinh. Song có những mẹ bầu cơn gò sẽ xuất hiện sớm ngay từ giữa tam cá nguyệt thứ 2. Một số mẹ bầu lại đến tháng cuối mới có những cơn gò.

Các cơn co tử cung sinh lý hoàn toàn không gây hại tới thai nhi. Chúng có tác dụng giúp mẹ quen dần với cảm giác vượt cạn, giúp thai nhi di chuyển vào đúng vị trí để chuẩn bị cho quá trình chào đời.

Tìm hiểu về cơn gò tử cung cơn đau bụng

Mẹ bầu có các cơn gò tử cung báo hiệu chuyển dạ được đưa vào phòng sinh tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

2. Các cơn gò tử cung thường gặp ở mẹ bầu

Trong suốt thai kỳ, cơn gò lại mang những ý nghĩa khác nhau ở từng thời điểm. Thai kỳ khỏe mạnh sẽ gặp cơn gò Braxton Hick và cơn gò chuyển dạ.

2.1. Cơn gò sinh lý Braxton Hicks

Tên gọi khác của cơn gò này là cơn gò chuyển  dạ giả. Thông thường, các loại cơn gò này sẽ xuất hiện sớm khất khoảng giữa thai kỳ. Các cơn gò này thường rất khó nắm bắt thời điểm xuất hiện và thời gian kéo dài. Tuy nhiên chúng hoàn toàn vô hại. Ngược lại chúng còn mang ý nghĩa rất lớn đối với quá trình vượt cạn của mẹ sau này.

Cơn gò sinh lý thường có những đặc điểm nổi bật như:

  • Xuất hiện ngẫu nhiên, không có cảm giác rõ ràng. Thường chỉ khiến mẹ căng cứng bụng dưới, rùng mình hoặc cảm thấy cơn trằn thoáng qua.
  • Không kéo dài, thường kéo dài nhất  khoảng 30 giây.
  • Không gây đau đớn cho mẹ bầu.
  • Khi mẹ bầu mệt mỏi, cơn gò thường xuất hiện. Để giảm bớt các cơn gò này, mẹ bầu có thể chườm ấm lên bụng hoặc tắm nước ấm để cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Sau đó mẹ nên đi nghỉ ngơi đầy đủ.

Do các cơn gò chuyển dạ giả này không rõ ràng nên đôi khi rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng tăng nhu động ruột. Nguyên nhân do trong quá trình mang thai, thai nhi phát triển gây chèn ép các cơ quan xung quanh trong đó có hệ tiêu hóa, gây cản trở hoạt động của bộ phận này. Nếu hiện tượng giống các cơn gò giả liên tục xuất hiện, có thể kèm theo soi bụng mẹ bầu nên đi khám. Nếu tình trạng này gây khó chịu cho cho mẹ thì các bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ sử dụng thuốc giảm co thông thường.

Tìm hiểu về cơn gò tử cung cơn đau bụng

Khoảnh khắc đầu tiên của mẹ và bé được ghi lại tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

2.2. Cơn gò chuyển dạ đủ tháng

Các cơn gò chuyển dạ đủ tháng sẽ xuất hiện từ sau 37 tuần. Đây là dấu hiệu chuyển dạ điển hình với các đặc điểm như:

  • Đau bụng thành cơn
  • Cường độ xuất hiện các cơn gò gia tăng và không có dấu hiệu giảm dù đã nghỉ ngơi.
  • Có thể xuất hiện các dịch âm đạo màu hồng hoặc nâu nhạt.

Cơn gò chuyển dạ đủ tháng thường được chia thành giai đoạn sớm và giai đoạn muộn:

Giai đoạn sớm

Các cơn co tử cung ở mức độ nhẹ nhàng. Ở giai đoạn sớm, mẹ bầu thường chỉ cảm thấy tử cung bị thắt chặt từng cơn kéo dài từ 30 giây đến 90 giây. Mẹ bầu cần chủ động theo dõi các dấu hiệu báo sinh như bong nút nhầy, vỡ ối sớm,..

Giai đoạn chuyển dạ thực sự

Ở giai đoạn này, cổ tử cung của mẹ bầu cũng được mở rộng từ 7 – 10 cm. Các cơn gò gia tăng về số lượng và tính chất. Thời gian mỗi cơn gò kéo dài hơn và xuất hiện mau hơn. Cảm giác các cơn trằn sẽ xuất hiện từ lưng lan xuống khu vực bụng kéo theo tình trạng chuột rút ở chân và đau bụng. Nhiều mẹ bầu bị đau đầu, buồn nôn và choáng váng, một số có cảm giác ớn lạnh hoặc nóng ran khi các cơn gò xuất hiện.

Lúc này, mẹ bầu cần nhanh chóng nhập viện để được theo dõi và chuẩn bị lâm bồn. Không nên ở nhà tự sinh hoặc chậm trễ tới viện vì thời điểm này được xem là thời điểm nhạy cảm và mọi tai biến sản khoa có thể xảy ra bất cứ lúc nào gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân ung thư thực quản nên ăn gì?

Tìm hiểu về cơn gò tử cung cơn đau bụng

Khám thai định kỳ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

3. Cơn gò tử cung như thế nào là bất thường?

Ngoài cơn gò chuyển dạ giả và cơn gò chuyển dạ thực sự nêu trên thì trong thai kỳ, mẹ bầu có thể xuất hiện những cơn gò cảnh báo những dấu hiệu nguy hiểm. Dưới đây là một số cơn gò bất thường mẹ cần chú ý:

3.1. Các cơn gò tử cung sớm trước tuần 37

Đây là dấu hiệu cảnh báo có thể mẹ sẽ sinh non. Khi xuất hiện các cơn gò trước tuần 37, mẹ bầu cần nhập viện để theo dõi và xử lý kịp thời.

3.2. Cơn gò tử cung kèm theo biểu hiện bất thường khác

  • Tử cung co thắt không đều, em bé giảm cử động,.. đều là các tín hiệu xấu giống với dấu hiệu thai lưu.
  • Dịch âm đạo ra nhiều, có thể kèm máu,… có thể là dấu hiệu cảnh báo vỡ nhau thai.
  • Buồn nôn, đau bụng dữ đội, các cơn co dồn dập,… có thể là dấu hiệu sinh non.
  • Tử cung trương cứng, đau kèm theo các cơn co đột ngột,…. là dấu hiệu nhau rụng sớm.

Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo sản khoa nguy hiểm. Cách tốt nhất khi có những bất thường mẹ bầu cần được nhập viện cấp cứu ngay lập tức để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả mẹ và bé.

Tìm hiểu về cơn gò tử cung cơn đau bụng

>>>>>Xem thêm: Có thai bị viêm âm đạo nguyên nhân do đâu, khi nào nên đi khám?

Khoảnh khắc bố và con được ghi lại tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

4. Những lưu ý trong ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần ghi nhớ

Ba tháng cuối thai kỳ chính là giai đoạn nước rút để chuẩn bị cho bé chào đời. Đây cũng là thời điểm nhạy cảm dễ sảy ra nhiều tai biến sản khoa nhất. Vì vậy, trong ba tháng cuối, mẹ bầu cần ghi nhớ những lưu ý sau:

Nắm được các biểu hiện chuyển dạ của cơ thể để chủ động tới bệnh viện kịp thời.

Theo dõi các cơn gò dọa sinh non trước tuần 37. Phát hiện sớm các bất thường về nước ối, cảm nhận của cơ thể,… để phòng ngừa những nguy hiểm có thể xảy ra.

Mẹ bầu không được bỏ qua các mốc khám 3 tháng cuối. Thời điểm này,  mẹ cần được theo dõi sức khỏe để biết việc sinh có thuận lợi hay không. Để việc vượt cạn được diễn ra tốt nhất thì:

  • Sức khỏe của mẹ và bé cần được ổn định.
  • Lượng nước ối ở mức bình thường với tuổi thai. Trong trường hợp cạn ối, vỡ ối sớm,… không phát hiện kịp thời sẽ gây nguy hiểm.
  • Đánh giá các yếu tố huyết áp, đường huyết,… phòng ngừa tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén,..
  • Thăm khám với bác sĩ gây mê hoặc gây tê để thử phản ứng thuốc. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong quá trình sinh.
  • Nếu mẹ sinh thường, cần đáp ứng ngôi thai thuận, kích thước em bé phù hợp, khung chậu của mẹ đủ rộng,….

Bài viết trên đây hi vọng sẽ mang đến cho mẹ bầu những kiến thức hữu ích giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn thuận lợi nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *