Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư khoang miệng

Ung thư khoang miệng là ung thư ở khu vực đầu, mặt, cổ phổ biến. Đây là bệnh lý nguy hiểm với các dấu hiệu ung thư khoang miệng thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên người bệnh dễ nhầm lẫn.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư khoang miệng

1. Ung thư khoang miệng và những điều quan trọng cần biết

Ung thư khoang miệng là tình trạng các tế bào ác tính xuất hiện ở trong khoang miệng gồm: môi, lưỡi, má, sàn miệng, vòm miệng, lợi, xoang hoặc họng… Trong đó, cơ quan hay xảy ra tình trạng này lưỡi và môi, đặc biệt là ung thư lưỡi với tỉ lệ lên tới 40%.

Đây là bệnh lý ác tính nguy hiểm và nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới ảnh hưởng đến tinh thần cùng với tổn thương tại khu đầu cổ:

– Khiến người bệnh khó ăn uống, suy giảm sức khỏe

– Khối u ở miệng ảnh hưởng đến thẩm mỹ

– Khó khăn trong phát âm, giao tiếp và cử động cơ thể

Nếu được phát hiện sớm, bệnh ung thư khoang miệng sẽ có tỉ lệ điều trị tích cực nhất định. Nếu phát hiện muộn và không có phác đồ điều trị hiệu quả, bệnh hoàn toàn có thể dẫn tới tử vong. Đối với giai đoạn sớm, người bệnh có thể loại bỏ với phẫu thuật với tỉ lệ sống sau 5 năm lên tới 85%.

Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư khoang miệng

Ung thư khoang miệng có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm

2. Những nguyên nhân dẫn tới ung thư khoang miệng cần biết

Khoang miệng là nơi tiếp nhận và xử lí đồ ăn và cũng là nơi dễ phơi nhiễm với những tác nhân ung thư như rượu bia, thuốc lá… Mỗi bệnh nhân sẽ có nguyên nhân dẫn tới bệnh khác nhau, tuy nhiên có những nguy cơ mắc bệnh tiềm tàng trong những thói quen sau:

– Thuốc lá: Mọi hình thức sử dụng thuốc lá như xì gà, thuốc lào, vape… đều tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ung thư bởi thói quen này có liên quan mật thiết đến khoang miệng.

– Rượu: Uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư gấp nhiều lần bởi rượu không chỉ gây ảnh hưởng đến khoang miệng mà còn có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

– Thói quen nhai trầu: Nhai trầu là thói quen có ảnh hưởng đến bạch sản là một dạng tổn thương tiền ung thư. Những tổn thương này tuy không phải ung thư nhưng có thể tiến triển thành ung thư.

– Hội chứng Plummer-Vinson: Hội chứng liên quan đến ung thư khoang miệng với nhiều biểu hiện nổi bật như đỏ lưỡi, nứt kẽ môi, thoái hóa niêm mạc, khó nuốt…

– Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng thiếu Vitamin A làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng.

Tìm hiểu thêm: Hóa trị là gì?

Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư khoang miệng

Thiếu vitamin là một trong những nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh ung thư khoang miệng

2. Những dấu hiệu sớm ung thư khoang miệng cần lưu ý

Các triệu chứng của bệnh ung thư khoang miệng trong giai đoạn đầu thường khó có thể phát hiện bởi biểu hiện tương tự như những triệu chứng viêm nhiễm thường gặp ở khoang miệng. Chỉ khi tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, những dấu hiệu này mới rõ ràng và dễ phân biệt hơn.

Người mắc phải bệnh ung thư khoang miệng thường gặp phải những dấu hiệu sau đây:

2.1 Dấu hiệu ung thư ở khoang miệng phổ biển – Đau miệng, vận động miệng khó

Đa số ở giai đoạn đầu, người bệnh không có cảm giác đau đớn nhưng có thể sẽ có đau nhẹ ở một vị trí bất kì trong miệng. Trường hợp có vết loét ở da thì người bệnh sẽ đau hơn và xâm lấn các dây thần kinh thì sẽ có cảm giác đau đớn ở trong họng và tai.

Khối u khi xâm lấn đến hàm và cơ miệng có thể dẫn tới việc khó vận động, miệng cứng nhắc và đau đớn khi nói, ăn uống.

Bên cạnh đó, việc vận động lưỡi và tri giác cũng kém hơn nhiều. Đa số trường hợp người bệnh sẽ có cảm giác tê hoặc mất cảm giác.

2.2 Màu sắc niêm mạc thay đổi

Niêm mạc miệng thường có màu hồng nhạt nhưng đối với các bệnh nhân ung thư khoang miệng thì màu sắc này cũng nhợt đi hoặc đen hơn do tế bào niêm mạc thay đổi.

Nhiều trường hợp niêm mạc cứng, dày và thô hơn; đôi khi nổi cả ban đỏ hoặc vết trắng bợt khi ung thư di căn.

2.3 Chảy máu – Dấu hiệu ung thư khoang miệng nguy hiểm

Nhiều trường hợp ung thư khoang miệng, người bệnh có thể bị đau, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân.

Bệnh nhân cũng có thể chảy máu khoang miệng nếu bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn bởi chỉ cần yếu tố tác động rất nhỏ cũng có thể dẫn tới tổn thương khoang miệng.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện những vết loét có đặc điểm tương đồng với nhiệt miệng kéo dài mãi không khỏi dẫn tới nóng rát, đau đớn.

Tìm hiểu về dấu hiệu ung thư khoang miệng

>>>>>Xem thêm: Mang nặng nhưng đẻ không đau là có thật

Khi thấy dấu hiệu bất thường trong khoang miệng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám với bác sĩ chuyên khoa

2.4 Nổi hạch sưng

Khi ung thư khoang miệng di căn đến hạch cổ có thể khiến người bệnh cảm nhận được những hạch ở cổ sưng một cách bất thường. Có thể sờ và cảm nhận hạch này trực tiếp, ấn vào không có cảm giác đau.

2.5 Răng bất thường

Nhiều bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng lệch mặt, răng lung lay, răng rụng khi bị ung thư khoang miệng.

Bên cạnh đó, khi đánh răng đôi khi sẽ có hiện tượng chảy máu vì lúc này các mô trong khoang miệng rất yếu và dễ tổn thương.

3. Các phương pháp chữa bệnh lý ung thư khoang miệng

Bệnh ung thư khoang miệng có thể điều trị với nhiều phương pháp, đơn lẻ hoặc phối hợp tùy theo tình trạng bệnh. Trong đó, các phương pháp điều trị thường gặp nhất hiện nay bao gồm:

– Phẫu thuật: phù hợp với các bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát, ung thư vẫn chỉ ở trong khoang miệng và chưa có di căn. Nếu được phát hiện và phẫu thuật sớm, phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn khối u.

– Xạ trị: được chỉ định với những ca bệnh ở giai đoạn muộn mà không thể phẫu thuật. Hoặc phương pháp này có thể áp dụng sau khi mổ để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. 

– Hóa trị: Phương pháp này thường được chỉ định trước phẫu thuật, giúp thu nhỏ khối u và hạch ở cổ để phẫu thuật dễ dàng hơn, tăng hiệu quả trong phẫu thuật.

Trên đây là những điều cần biết về bệnh lý ung thư ở khoang miệng, khi thấy dấu hiệu bất thường nghi ngờ ung thư, bạn hãy đi khám với các bác sĩ chuyên khoa để làm các xét nghiệm cần thiết và điều trị sớm để có cơ hội sống khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, k
hông thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *