Khám sức khỏe công ty là hoạt động thăm khám mà doanh nghiệp tổ chức hàng năm để bảo vệ nguồn nhân lực. Hoạt động này tạo nên sợi dây gắn kết giữa người lao động với doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất làm việc, giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp, các bệnh nghề nghiệp và tạo động lực cho người lao động cống hiến cho công ty. Vậy dịch vụ khám sức khỏe cho doanh nghiệp bao gồm những gì và có quy định như thế nào? Xem ngay câu trả lời dưới đây bạn nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về dịch vụ khám sức khỏe cho doanh nghiệp
1. Những quy định về dịch vụ khám sức khỏe doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật các công ty phải có trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên của mình.
Điều 152, luật lao động năm 2012 đã quy định rõ:
– Người sử dụng lao động hàng năm phải tổ chức thăm khám sức khỏe cho người lao động, cả lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề. Riêng đối với lao động nữ cần phải được khám thêm chuyên khoa phụ sản. Những người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại cần được khám ít nhất 6 tháng/ lần.
– Đối với người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cũng cần được thăm khám. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp nếu có thể tiếp tục làm việc thì cần được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe của họ.
Điều 21, luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 cũng nêu rõ:
– Các doanh nghiệp phải tổ chức thăm khám cho người lao động ít nhất một lần trong năm. Khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/ lần đối với những lao động là người khuyết tật, người cao tuổi, người làm công việc nặng nhọc, độc hại,…
– Lao động nữ cần được khám phụ khoa.
– Người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cần được khám để phát hiện bệnh.
Như vậy, theo quy định các doanh nghiệp bắt buộc phải thăm khám cho người lao động của mình hàng năm.
Khám sức khỏe cho người lao động là thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
2. Dịch vụ khám sức khỏe cho doanh nghiệp bao gồm những gì?
2.1. Quy trình của dịch vụ khám sức khỏe cho doanh nghiệp?
Quy trình khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp sẽ được thực hiện như sau:
– Bước 1 – Kiểm tra thông tin: Người lao động cần kiểm tra thông tin của mình tại quầy lễ tân và nhận hồ sơ thăm khám.
– Bước 2 – Thăm khám thể lực: Người lao động được tiến hành đo chiều cao, cân nặng và tính chỉ số BMI, đo huyết áp. Dựa vào những chỉ số này nhân viên y tế sẽ phân loại thể lực cho người lao động.
– Bước 3 – Thăm khám lâm sàng: Thăm khám nội tổng quát; khám mắt (kiểm tra thị lực mắt phải, mắt trái và tầm soát các bệnh lý liên quan đến mắt); khám tai mũi họng (kiểm tra vấn đề thính lực); khám răng hàm mặt (phát hiện những vấn đề răng, nha chu,…); khám da liễu (phát hiện các bệnh về da liễu, viêm da, vi khuẩn, nấm,…),… Trong bước này, người lao động sẽ được nhân viên y tế hoặc bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình. Do đó, người lao động cần chủ động chuẩn bị những thông tin cần thiết để cung cấp cho bác sĩ và nhân viên y tế.
– Bước 4 – Thăm khám cận lâm sàng: Xét nghiệm, siêu âm ổ bụng (hoặc X-Quang), ngoài ra doanh nghiệp có thể bổ sung thêm danh mục chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng khác theo nhu cầu.
Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe đi nước ngoài cần chuẩn bị những gì?
Thăm khám thể lực bao gồm đo chiều cao, cân nặng và tính chỉ số BMI, đo huyết áp,..
2.2. Dịch vụ khám sức khỏe cho doanh nghiệp và những điều cần lưu ý
Khi thực hiện khám sức khỏe doanh nghiệp cần lưu ý những điều dưới đây:
Lưu ý đối với doanh nghiệp
– Lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín: Đây là việc làm cực kỳ cần thiết để đảm bảo kết quả thăm khám của người lao động được chính xác nhất.
– Xây dựng danh mục khám phù hợp: Các công ty cần kết hợp với cơ sở y tế để xây dựng danh mục khám phù hợp với người lao động của mình, đảm bảo cho quá trình thăm khám được chi tiết và đầy đủ nhất.
– Tổ chức thăm khám và nhắc nhở trong suốt quá trình: Để người lao động thăm khám thuận tiện thì doanh nghiệp cần tổ chức thăm khám và nhắc nhở nhân viên của mình trong suốt quá trình.
Lưu ý đối với người lao động
– Người lao động cần phải chú ý thực hiện những nhắc nhở của doanh nghiệp và cơ sở y tế.
– Chuẩn bị tình trạng bệnh sử và những câu hỏi cho bác sĩ (nếu có).
– Thăm khám đúng theo thời gian và địa điểm mà người sử dụng lao động tổ chức.
>>>>>Xem thêm: Ở đâu cung cấp dịch vụ khám sức khoẻ công ty tận nơi tốt nhất?
Doanh nghiệp cần lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín cho người lao động
3. Những lợi ích mà khám sức khỏe doanh nghiệp đem lại
Khám sức khỏe doanh nghiệp là việc làm đem đến cả lợi ích cho doanh nghiệp và cho người lao động.
Đối với người lao động
– Khám sức khỏe doanh nghiệp là cơ hội để người lao động kiểm tra sức khỏe tổng thể. Từ đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp.
– Tham gia hoạt động khám sức khỏe tại công ty cũng giúp cho người lao động phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời.
– Tiết kiệm thời gian, chi phí: Thông qua hoạt động khám sức khỏe tại doanh nghiệp, nếu phát hiện bệnh người lao động điều trị sớm giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Đối với người sử dụng lao động
– Không chỉ có lợi đối với người lao động, khám sức khỏe doanh nghiệp cũng giúp công ty nắm bắt thể trạng người lao động để sắp xếp những vị trí làm việc phù hợp.
– Giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp: Tổ chức hoạt động khám sức khỏe doanh nghiệp sẽ giúp công ty giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp cho người lao động. Ngoài ra, có thể phòng tránh được các bệnh lý nghề nghiệp.
– Chiêu mộ nguồn nhân lực chất lượng tốt: Việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động cũng là điểm cộng giúp doanh nghiệp chiêu mộ nguồn nhân lực chất lượng cao.
Như vậy, khám sức khỏe doanh nghiệp là việc làm cần thiết mà mỗi doanh nghiệp cần tổ chức thăm khám cho người lao động của mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.